Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc


Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Vật Lí được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 8.

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 chọn lọc

Đề thi Học kì 1 Vật lí 8

Đề thi Giữa kì 2 Vật lí 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1

Năm học 2024

Môn: Vật Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm

Câu 1 : Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô

A. tiếp tục đi thẳng;

B. rẽ sang phải;

C. rẽ sang tráii

D. đang dừng lại;

Câu 2 : Có mấy loại lực ma sát?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3 : Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố

A. phương và chiều của lực

B. điểm đặt của lực

C. độ lớn của lực

D. cả ba đáp án trên

Câu 4 : Một vật chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h nghĩa là vật chuyển động với vận tốc

A. 54 m/s;

B. 54000 m/s;

C. 15 m/s;

D. 25 m/s.

Câu 5 : Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 6 : Khi xe đang chuyển động, muốn xe dừng lại, người ta dùng phanh để:

A. tăng ma sát trượt

B. tăng ma sát lăn

C. tăng ma sát nghỉ

D. tăng quán tính

Câu 7 : Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.

B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.

D. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.

Câu 8 : Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

C. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm) : Tại sao nói “chuyển động và đứng yên có tính tương đối” ? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên?

Câu 2 (2 điểm) : Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Câu 3 (2 điểm) : ) Hãy kể tên lực ma sát xuất hiện trong các trường hợp sau:

a. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc.

b. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe.

c. Bánh xe đạp chạy trên đường.

d. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 : B

Câu 2 : C

Câu 3 : D

Câu 4 : C

Câu 5 : C

Câu 6 : C

Câu 7 : A

Câu 8 : B

II. Phần tự luận

Câu 1 :

chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác, tùy vào vật chọn làm mốc.

Ví dụ: Mọt người ngồi trên xe đạp đang chuyển động so với cây bên đường

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 (4 đề)

Câu 2 :

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 (4 đề)

Câu 3 :

a. xuất hiện lực ma sát nghỉ

b. xuất hiện lực ma sát trượt

c. xuất hiện lực ma sát lăn

d. xuất hiện lực ma sát lăn

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2024

Môn: Vật Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. Sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác

B. Sự thay đổi phương chiều của vật.

C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác.

D. Sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác.

Câu 2: Công thức tính vận tốc là:

A. v = t/s           B. v = s/t

C. v = s.t           D. v = m/s

Câu 3: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào có thể được xem là chuyển động đều?

A. Chuyển động của đầu kim đồng hồ đang hoạt động bình thường.

B. Nam đi học bằng xe đạp từ nhà đến trường.

C. Một quả bóng đang lăn trên sân cỏ.

D. Chuyển động của đoàn tàu hỏa khi rời ga.

Câu 4: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:

A. Lực ma sát lăn.

B. Lực ma sát nghỉ.

C. Lực ma sát trượt.

D. Lực quán tính.

Câu 5: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng sang phải, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang phải

D. Đột ngột rẽ sang trái.

Câu 6: Đơn vị tính áp suất là:

A. Pa.           B. N/m2

C. N/m3           D. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Muốn giảm áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

C. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

D. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

Câu 8: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 20N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Chỉ số 0.

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 7: (1,5 điểm) Một học sinh chạy xe đạp với tốc độ trung bình 4m/s. Biết nhà cách trường học 1,2km.

a/ Hỏi chuyển động của học sinh từ nhà đến trường là chuyển động đều hay chuyển động không đều? Tại sao?

b/ Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường.

Câu 8: (1,0 điểm) Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ácsimét lớn hơn? Vì sao?

Câu 9: (3,5 điểm) Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước.

a) Tìm thể tích của vật.

b) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m3.

c) Nếu thả vật đó vào thủy ngân thì vật đó chìm hay nổi? Tại sao? Cho trọng lượng riêng của thủy ngân là 130000N/m3.

Đáp án và Thang điểm

I. Trắc nghiệm

Chú ý: Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B A A D D C B

II. Tự luận

Câu 7: (1,5 điểm)

a/ Chuyển động của học sinh là chuyển động không đều.

Vì từ nhà đến trường có đoạn học sinh chạy nhanh, có đoạn học sinh chạy chậm. (0,5 điểm)

b/ - Đổi: s = 1,2km = 1200m (0,5 điểm)

- Thời gian học sinh đi từ nhà đến trường:

vtb = s/t → t = s/vtb = 1200/4 = 300(s) = 5 (phút) (0,5 điểm)

Câu 8: (1,0 điểm)

- Thỏi nhôm và thỏi thép có cùng khối lượng thì thỏi nhôm sẽ có thể tích lớn hơn, vì khối lượng riêng của thép lớn hơn khối lượng riêng của nhôm. (0,5 điểm)

- Do đó khi nhúng hai thỏi đó vào nước thì lực đẩy Ác si mét đối với thỏi nhôm lớn hơn. (0,5 điểm)

Câu 9: (3,5 điểm)

a) Thể tích của vật nhúng trong nước là:

m = D.V ⇒ V = m/D (1,0 điểm)

⇒ V = 4200g/(10,5g/cm3) = 400 cm3 = 0,0004 (m3) (1,0 điểm)

b)Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:

FA = d.V = 10000. 0,0004 = 4 (N) (1,0 điểm)

c) Nếu thả vât đó vào thủy ngân thì vật đó sẽ nổi vì trọng lượng riêng của vật đó nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân. (10,5g/cm3 = 10500N/m3, 10500N/m3 < 130000N/m3). (0,5 điểm)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2

Năm học 2024

Môn: Vật Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong một phút động cơ thứ nhất kéo dược 20 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m. Động cơ thứ hai trong hai phút kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P1, cùa động cơ thứ hai là P2 thì biểu thức nào dưới đây đúng?

A. P1 = P2    B. P1 = 2P2    C. P2 = 4P1    D. P2 = 2P1

Câu 2: Trường hợp nào sau đây có công suất lớn nhất?

A. Một máy tiện có công suất 0,5kW.

B. Một con ngựa kéo xe trong một phút thực hiện được một công là 50kJ.

C. Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200J trong thời gian 10 giây.

D. Một chiếc xe tải thực hiện được một công 4000J trong 6 giây.

Câu 3: Nếu gọi A1 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật l000kg lên cao 2m; A2 là công tối thiểu cần thiết để đưa một vật 2000kg lên cao lm thì:

A. A1 = 2A2    B. A2 = 2A1    C. A1 = A2    D. A1 > A2

Câu 4: Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 1000kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Mỗi lần đóng, cọc bị đóng sâu vào đất bao nhiêu?

A. 1m    B. 80cm    C. 50cm    D. 40cm

Câu 5: Cần cẩu (A) nâng được 1200kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu (B) nâng được 600kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cân câu.

A. Công suất của cần cẩu (A) lớn hơn.

B. Công suất của cần cẩu (B) lớn hơn.

C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.

D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh.

Câu 6: Máy cày thứ nhất thực hiện cày diện tích lớn gấp 3 lần trong thời gian dài gấp 4 lần so với máy cày thứ hai. Nếu gọi P1 là công suất của máy thử nhất, P2 là công suất của máy thứ hai thì:

A. P1 = P2    B. P1 = 4/3P2    C. P2 = 4/3P1    D. P2 = 4P1

Câu 7: Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 80N đang rơi xuống dưới từ độ cao 7m. Cơ năng của vật

A. M lớn hơn của vật N.    B. M bằng của vật N.

C. M nhỏ hơn của vật N.    D. Cả B, C đều sai.

Câu 8: Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Công suất của ô tô là 8kW. Lực cản của mặt đường là

A. 1000N    B. 50N    C. 250N    D. 500N

Câu 9: Một người kéo đều một bao xi măng khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 3m, thời gian kéo hết 50 giây. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 150W    B. 36W    C. 30W    D. 75W

Câu 10: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật.    B. Trọng lượng của vật

C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật.     D. Nhiệt độ của vật.

Câu 11: Một người kéo đều một gàu nước khối lượng 6kg từ giếng sâu l0m lên. Công suất của lực kéo là 12W. Thời gian kéo bao nhiêu lâu?

A. 18s    B. 50s    C.30s    D. 12s.

Câu 12: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyên động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra?

A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đả từ nhiều phía khác nhau.

B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.

C. Đường tự tan vào nước.

D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước.

Câu 13: Khi đổ 50cm3 cồn vào 100cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp cồn - nước có thể tích:

A. bằng 150cm3.    B. bằng 150cm3.

C. nhỏ hơn 150cm3.    D. có thể bằng hoặc nhỏ hơn 150cm3.

Câu 14: Chọn câu sai.

A. Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.

B. Bất kì vật nào cũng có cơ năng.

C. Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng.

D. Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.

Câu 15: Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng của vật thu vào hay toả ra.

C. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ cùa vật.

Câu 16: Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng lả không đúng?

A. Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.

B. Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm

C. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Câu 17: Có 3 bình giống nhau A, B, C đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng một nhiệt độ (hình vẽ). Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này toong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bình sẽ như thế nào?

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 2 năm 2024 (4 đề)

A. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.

B. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.

C. Nhiệt độ của chất lỏng ở bình C cao nhất, rồi đến bình B, bình A.

D. Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.

Câu 18: Mỗi phân tử nước gồm 1 nguyên tử ôxi và 2 nguyên tử hiđrô. Khối lượng của nguyên tử hiđrô là 1,67. 10-27 kg , khối lượng của nguyên tử ôxi là 26,56.10-27 kg. Số phân tử nước trong 1 gam nước là

A. 2,5.1024 phân tử.    B. 3,34,1022 phân tử.

C. 1,8.1020 phân tử.    D. 4.1021 phân tử.

Câu 19: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bàng phẳng nằm ngang. Tớĩ B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.

A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau.

B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về.

C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì nhanh hơn.

D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.

Câu 20: Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.

B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.

C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.

D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: B

Công suất động cơ thứ nhất là P1 = A/t = 20.20.4/60 = 80/3 (W)

Công suất động cơ thứ hai là P2 = A/t = 20.10.8/120 = 40/3 (W)

Vậy P1 = 2P2

Câu 2: B

+ Công suất máy tiện P1 = 0,5kW.

+ Công suất con ngựa kéo xe P2 = 833W

+ Công suất vận động viên điền kinh P3 = 620W

+ Công suất chiếc xe tải = 667W.

Vậy công suất con ngựa kéo xe P2 là lớn nhất

Câu 3: C

Công nâng hai vật đều bàng nhau và bằng

A= P.h = 1000.10.2 - 2000.10.1 = 20000J

Câu 4: D

Công của búa truyền cho cọc: A = 80%.10m.h = 0,8.1000.5 = 4000J

Cọc bị đóng sâu vào đất là d = A/F = 4000/10000 = 0,4m

Câu 5: A

Công suất cần cẩu (A) là P1 = A/t = 1200.10.6/60 = 1200W

Công suất cần cẩu (B) là P2 = A/t = 600.10.5/30 = 1000W

Vậy P1 > P2

Câu 6: C

Công suất máy cày P = A/t, công A tỉ lệ với diện tích cày, rõ ràng máy 1 có tử số gấp 3, mẫu số gấp 4 như vậy P1 = 3/4 P2

Câu 7: C

Cơ năng của vật M là W1 = P.h = 100.5 = 500J

Cơ năng của vật N là W1 = P.h = 80.7 = 560J

Vậy cơ năng của vật M nhỏ hơn vật N.

Câu 8: D

Công ô tô thực hiện: A = P.t = 8000.25.60 = 12.106J

Lực cản của mặt đường là F = A/s = 12.106/24.103 = 500N

Câu 9: C

Công suất của lực kéo là P = A/t = 500.3/50 = 30W

Câu 10: D

Theo thuyết động học phân tử khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì nhiệt độ của vật tăng lên.

Câu 11: B

Ta có công kéo gàu nước A = 10m.h = P.t => t = 10mh/P = 10.6.10/12 = 50s

Câu 12: A

Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau là hiện tượng không phải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra.

Câu 13: C

Khi đổ 50cm3 cồn vào l00cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp có thể tích nhỏ hơn 150cm3 đo các phân tử đã khuếch tán xen kẽ vào nhau.

Câu 14: B

Một vật không phải khi nào cũng có cơ năng; có trường hợp không có cơ năng. Vậy phương án B sai.

Câu 15: B

Nhiệt lượng của vật thu vào hay toả ra chỉ là phần biến thiên của nhiệt năng của vật mà thôi.

Câu 16: A

Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật không tăng.

Câu 17: B

Thể tích chất lỏng càng ít thì nhiệt độ tăng càng cao, vậy nhiệt độ của chất lỏng ờ bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.

Câu 18: B

Khối lượng 1 phân tử nước mo = 2.1,67.10-27 + 26,56.10-27 = 29,9.10-27 kg

Số phân tử nước trong 1 gam nước

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Giữa kì 2 năm 2024 (4 đề)

Câu 19: B

Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về.

Câu 20: A

Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa tăng, của nưóc trong cốc giảm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024

Môn: Vật Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Một tấm thép khối lượng 2kg được bỏ vào 200g rượu. Nhiệt độ của thép giảm đi 25°C. Biết nhiệt dung riêng của thép và rượu lần lượt là cth = 460 J/kgK và cr = 2500 J/kgK. Nhiệt độ của rượu tăng lên là

A. 25°C.    B. 46°C.    C. 4,6°C.    D. 10°C.

Câu 2: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 20°C. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?

A. 50°C    B. 60°C    C. 70°C    D. 80°C

Câu 3: Hai quả cầu bằng đồng cùng khối lượng, được nung nóng đến cùng một nhiệt độ. Thả quả thứ nhất vào nước có nhiệt dung riêng 4200J/kg.K, quả thứ hai vào dầu có nhiệt dung riêng 2100J/kg.K. Nước và dầu có cùng khối lượng và nhiệt độ ban đầu.

Gọi Qn là nhiệt lượng nước nhận được, Qd là nhiệt lượng dầu nhận được. Khi dầu và nước nóng đến cùng một nhiệt độ thì

A. Qn = Qd.    B.Qn = 2Qd    C. Qn = 1/2Qd.

D. Chưa xác định được vì chưa biết nhiệt độ ban đầu của hai quả cầu.

Câu 4: Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng l00kg rơi đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 40cm. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền 80% công của nó cho cọc. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Độ cao mà quả nặng đã rơi xuống là

A.2m.    B. 3m.    C. 4m.    D. 5m.

Câu 5: Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 100N đang rơi xuống dưới từ độ cao 6m. Cơ năng của vật

A. M lớn hơn của vật N.    B. M bằng của vật N.

C. M nhỏ hơn của vật N.    D. Cả B, C đều sai.

Câu 6: Một người kéo đều một gàu nước trọng lượng 50N từ giếng sâu 9m lên. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A. 18W    B. 360W

C. 12W    D. 15W

Câu 7: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:

A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.

B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.

C. Các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.

D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Câu 8: Câu nào đưới đây nói về nhiệt năng là không đúng?

A. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

B. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay toả ra.

C. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. Nhiệt năng cùa một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.

Câu 9: Nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng đất, ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Giải thích vì sao?

A. Ấm nhôm kín hơn ấm đất.

B. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa.

C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.

D. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn ấm nhôm nên ấm đất tiếp xúc với lửa ít hơn.

Câu 10: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào sau đây?

A. Chỉ ở chất rán.    B. Chỉ ở chất khí.

C. Chỉ ở chất lỏng.    D. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.

Câu 11: Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ

vào một cốc nước nóng. Nếu gọi nhiệt lượng của các miếng đồng, nhôm, chì thu vào từ khi được bỏ vào nước tới khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt lần lượt là Qn ;Qn; Qc thì biểu thức nào dưới đây đúng? Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, chì có giá trị lần lượt là: 380J/kg.K; 880J/kg.K; 130J/kg.K.

A. Qn > Qđ > Qc    B. Qđ > Qn > Qc

C. Qc > Qđ > Qn    D. Qđ = Qn = Qc

Câu 12: Nhiệt lượng là:

A. đại lượng vật lí có đơn vị đo là niutơn (N).

B. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt

C. phần động năng của vật tăng lên hay giảm đi trong khi thay đổi vị trí.

D. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong khi vật chuyển động.

Câu 13: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào của một vật?

A. Q = mc t, với t là độ giảm nhiệt độ.

B. Q = mc t, với t là độ tăng nhiệt độ.

C. Q = mc(t1 – t2) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.

D. Q = mc (t1 – t2) , với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùa vật.

Câu 14: Nhiệt lượng của một vật thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc vào:

A. khối lượng của vật.    B. độ tăng nhiệt độ của vật.

C. Chất cấu tạo nên vật.    D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Khối lượng nước ở nhiệt độ 10°C. Sau khi được cung cấp nhiệt lượng 12,6kJ, nước tăng lên đên nhiệt độ 15°C. Khối lượng của nước là:

A. 0,6g.    B. 60g.    C. 6kg.    D. 600g.

Câu 16: Khối đồng m = 100g ở nhiệt độ 10oC, sau khi nhận nhiệt lượng 380J thì tăng lên đến nhiệt độ 20°C . Nhiệt dung riêng của đồng là:

A. 380 J/kgK    B. 2500 J/kgK.    C. 4200 J/kgK    D. 130 J/kgK

Câu 17: Pha 100g nước ở 100°C vào l00g nước ở 40°C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là:

A. 30°C.    B. 50°C.    C. 60°C.    D. 70°C.

Câu 18: Để đun 4,5kg nước từ 20°c nóng lên 100°C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Hỏi khối lượng củi khô phải dùng bằng bao nhiêu? Nhiệt dung riêng của nước là cn = 4200 J/kgK. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg củi khô ta thu được nhiệt lượng q = 10.106 J.

A. 151,2 kg    B. 151,2kg.    C. 15,12g    D. 15,12kg

Câu 19: Một ô tô chạy quãng đường l00km với lực kéo 368N thì tiêu thụ hết 4kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn lkg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J. Hiệu suất của động cơ là:

A. 10%.    B. 15%.    C. 20%.    D. 25%.

Câu 20: Một ô tô có lực kéo 1000N, tiêu thụ hết 5kg xăng. Biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng ta thu được nhiệt lượng q = 46.106J. Hiệu suất của động cơ là 25%. Quãng đường ô tô đi được là

A. 28,75km.    B. 57,5km.    C. 115km.    D. 230km.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: B

Dùng phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q = m1c1Δt1 = m2c2Δt2

Vì m2 = 10m1 => 10.460.Δt1 = 250.Δt2 nên Δt2 = 46°C.

Câu 2: A

Dùng phương trình cân bằng nhiệt ta có:

Nhiệt lượng thu vào và tỏa ra bằng nhau nên: Q = m1c1Δt1 = m2c2Δt2

Vì m2 = 3m1 nên 3Δt2 = Δt1 nên Δt1= (t- 20) = 3(20-10) = 30° → = 50°C.

Câu 3: B

Qnước = mn.cn Δt1, Qdầu = md.cd. Δt2

Mà mn = md, Δt1 = Δt2, cn = 2cd => Qnước = 2Qdầu

Câu 4: D

Cơ năng của quả nặng W= 10 m.h

Công lực cản A = F.s = 10000.0,4 = 4000J

80% cơ năng búa máy đã truyền cho cọc nên: 80%. 10m.h = A.

Suy ra

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 2 năm 2024 (4 đề)

Câu 5: C

Cơ năng của vật M = P1. h1 = 110.5 = 550J

Cơ năng của vật N = P2h2 = 100.6 = 600J

Vậy cơ năng của vật M nhỏ hơn cơ năng của vật N.

Câu 6: D

Công suât của lực kéo là: P = A/t = 50.9/30 = 15W

Câu 7: D

Chuyển động của các hạt phấn hoa chứng tỏ các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Câu 8: B

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng của một vật thu vào hay toả ra.

Câu 9: C

Sở dĩ nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất.

Câu 10: D

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra chỉ trong chất lỏng và chất khí. Chất rắn không có sự đối lưu.

Câu 11: A

Ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng và ở cùng nhiệt độ. Nhiệt lượng của các miếng đồng, nhôm, chì thu vào tỉ lệ với nhiệt dung riêng mỗi chất nên c nhôm lớn nhất nên Qn lớn nhất, c chì bé nhất nên Qc bé nhất và ta có: Qn > Qđ > Qc

Câu 12: B

Nhiệt lượng là phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 13: B

Công thức Q = mcΔt, với Δt là độ tăng nhiệt độ là công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật.

Câu 14: D

Nhiệt lượng thu vào của một vật: Q = mcΔt, vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: D

Nhiệt lượng thu vào của một vật: Q = mcΔt, vậy m = Q/cΔt = 12600/4200.5 = 0,6kg

Câu 16: A

Nhiệt lượng thu vào của một vật: Q = mcΔt,

vậy c = Q/cΔt = 380/0,1.10 = 380J/kg.K

Câu 17: D

Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q = mcΔt1 = mcΔt2 => Δt1= Δt2. Nhiệt độ cuối là 70°C.

Câu 18: A

Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q = mcΔt= qM

Khối lượng củi khô

Bộ đề thi Vật Lí lớp 8 Học kì 2 năm 2024 (4 đề)

Câu 19: C

Công ô tô thực hiện: A = Fs = 100000.368 = 3,68.107J

Nhiệt toả ra của 4kg xăng là Q = qm = 46.106.4= 18,4.107J

Hiệu suất của động cơ là: H = 3,68/18,4 = 0,2 =20%

Câu 20: B

Nhiệt toả ra của 5 kg xăng là Q = qm = 46.106 . 5 = 23.107 J

Công ô tô thực hiện: A = Fs = 25%Q = 025.23.17= 5,75.107 J

Quãng đường ô tô đi: s = A/F = (5,75.107)/1000 = 57,5.103m = 57,5 km