[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề)
[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 Hồ Chí Minh có đáp án (10 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Ngữ Văn 8 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn lớp 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM):
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy trực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gây ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Sách Ngữ văn 8 tập 1 - NXB Giáo dục)
Câu 1. (0.5 điểm)
Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2. (0.5 điểm)
Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?
Câu 3. (0.5 điểm)
Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên?
Câu 4. (1.0 điểm)
Cho câu chủ đề sau: Chị Dậu là người phụ nữ vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Em hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu để làm sáng tỏ nhận xét trên; trong đoạn có sử dụng 1 tình thái từ (gạch chân và chỉ rõ).
Câu 5. (0.5 điểm)
Tìm một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 (ghi rõ tên tác giả) có cùng đề tài?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người chính là đức hi sinh. Bằng đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về phẩm chất cao đẹp nói trên.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (0.5 điểm)
- Tác phẩm nằm trong văn bản: Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết: Tắt đèn)
- Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2. (0.5 điểm)
Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
Câu 3. (0.5 điểm)
Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: hàm răng, cổ, miệng, đầu, tóc.
Câu 4. (1.0 điểm)
a. Chị Dậu hết lòng thương yêu chăm sóc chồng.
b. Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng.
- Chị xin khất tiền sưu với thái độ van xin tha thiết, lời lẽ khẩn thiết, nhịn nhục.
- Bị cai lệ đánh, chồng sắp bị trói bắt đi, chị cự lại bằng lí lẽ và thách thức, cách xưng hô thay đổi: ông - cháu, ông - tôi và cuối cùng: mày - bà.
- Tính cách của chị Dậu hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Câu 5. (0.5 điểm)
Văn bản cùng chủ đề: Lão Hạc
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu.
c. Triển khai đề bài yêu cầu lí lẽ dẫn chứng thuyết phục thật mạch lạc, logic. Có thể làm bài theo gợi ý sau:
Mở bài
- Đức tính hy sinh là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Vậy đức tính hy sinh có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
Thân bài
- Giải thích:
+ Hi sinh là gì? Đó là những suy nghĩ, hành động vì người khác bất chấp tính mạng của mình.
- Biểu hiện của sự hi sinh:
+ Người có đức tính hy sinh là người như thế nào?
Đó là người có tấm lòng nhân ái, đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân.
- Tại sao chúng ta phải có đức tính hy sinh vì người khác?
+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp cần có ở mỗi chúng ta.
+ Người có đức tính hy sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng.
+ Thể hiện sự dũng cảm của bản thân.
+ Dẫn chứng cụ thể
- Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Nhiều người sống ích kỉ, nhẫn tâm trước sự sống chết của người khác.
Kết bài
- Đức tính hy sinh là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.
- Cần rèn luyện, trau dồi nhân cách, phẩm giá để góp phần làm cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Câu 1. (1.5 điểm)
a. Văn bản Trong lòng mẹ thuộc thể loại gì? Tác giả là ai, em hãy giới thiệu về tác giả đó
b. Nhận định sau đây ứng với nội dung văn bản nào?
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ khi bị chà đạp và họ đã chống trả một cách mạnh mẽ, quyết liệt được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự tôn trọng của nhà văn.
Câu 2. (1.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
a. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
b. Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
Câu 3. (1.5 điểm)
Cho câu chủ đề: Tình bạn thật cần thiết với mỗi người.
Em hãy viết một đoạn văn (diễn dịch hoặc quy nạp) từ 7 đến 8 câu. Trong đó có sử dụng ít nhất một trợ từ thán từ (chỉ rõ và nêu tác dụng của trợ từ thán từ đó).
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O. Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Câu 1. (1.5 điểm)
a. (1.0)
- Thể loại: Hồi ký.
- Tác giả: Nguyên Hồng.
- Giới thiệu về tác giả:
+ Nguyên Hồng (1918 - 1982) tiên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo.
+ Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết.
+ Sau cách mạng, Nguyên Hồng bền bỉ sáng tác, ông viết rất nhiều thể loại như tiểu thuyết, ký, thơ, nổi bật là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.
- Nguyên Hồng được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996)
- Các tác phẩm chính của ông: Bỉ vỏ (1938), Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1938), Cửa biển (bộ tiểu thuyết gồm 4 tập từ năm 1961 đến năm 1976)…
b. (0.5)
Văn bản Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố.
Câu 2. (1.0 điểm)
a. (0.5 điểm)
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
- Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng,
b. (0.5 điểm)
Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Từ tượng hình: móm mém
- Từ tượng thanh: hu hu
Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng.
Câu 3. (1.5 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu của đề bài
- Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn.
- Nội dung: Học sinh chọn một trong hai cách để trình bày (diễn dịch hoặc quy nạp) với câu chủ đề cho trước.
Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 trợ từ, thán từ, chỉ rõ và nêu tác dụng.
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về bản thân
+ Họa sĩ trẻ, tên Xiu
+ Thuê nhà trọ với cô bạn Giôn – xi và cụ Bơ – men.
Thân bài
- Kể về bản thân:
- Kể về người bạn Giôn – xi tội nghiệp
+ Hoàn cảnh: là một cô họa sĩ trẻ, mắc bệnh phổi và nghèo túng
+ Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành.
+ Giọng nói thều thào.
+ Có suy nghĩ tiêu cực: khi những chiếc thường xuân ngoài kia rụng hết, sự sống của cô cũng sẽ chấm dứt.
- Kể về tình huống bất ngờ: chiếc lá vẫn còn trên cây
- Được tin cụ Bơ – men chết vì sưng phổi
Kết bài
- Thái độ và lời hứa với cụ Bơ - men
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ…).
C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt,…).
Câu 2. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao B. Xộc xệch
C. Rũ rượi D. Xồng xộc
Câu 3. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Đoạn trích chủ yếu bày tỏ nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 4. Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn Ngô Tất Tố gửi gắm qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.
C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Câu 5. Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 6. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật kể chuyện của An – đéc - xen ở truyện Cô bé bán diêm là gì?
A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau.
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng.
C. Sử dụng nhiều từ tượng hình, tượng thanh.
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
Câu 7. Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
A. Là dùng lời văn của mình kể lại chi tiết văn bản ấy.
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn.
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách ngắn gọn.
D. Là dùng lời văn của mình ghi lại một cách ngắn gọn, đầy đủ, trung thực nội dung của văn bản cần tóm tắt.
Câu 8. Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?
A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B. làm cho sự việc đơn giản hơn.
C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
Trợ từ là gì? Gạch chân trợ từ trong câu văn sau:
Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
Câu 2. (2.5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
Hỡi ơi lão Hạc! thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy! … Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
Trích Lão Hạc của Nam Cao
Câu 3. (4.5 điểm)
Kỉ niệm về một người bạn tuổi thơ khiến em xúc động.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
1 – C
2 – A
3 – D
4 – B
5 – A
6 – D
7 – D
8 – D
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. (0.5)
- Những trợ từ: những, có, chính, đích, ngay… (0.25)
- Chỉ đúng trợ từ chính. (0.25)
Câu 2 (2.5 điểm)
- Đoạn văn là lời độc thoại của nhân vật tôi khi nghe Binh Tư nói mỉa mai về việc lão Hạc xin bả chó. Lời độc thoại nội tâm là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc.
- Nhân vật tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng. Con người đáng kính, đáng trọng và đáng thông cảm như lão Hạc mà cũng bị tha hoá thay đổi nhân cách.
- Nhân vật tôi thấy buồn và thất vọng vì nếu như vậy thì bản năng con người đã chiến thắng nhân tính, lòng tự trọng của con người không giữ được chân họ trước bờ vực của sự tha hoá.
- Một loạt các câu văn cảm thán đi cùng những dấu chấm lửng trong đoạn văn đã góp phần bộc lộ dòng cảm xúc nghẹn ngào của nhân vật tôi thương cho lão Hạc và buồn cho số kiếp của con người.
- Suy nghĩ của ông giáo trong đoạn văn chứa chan một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc.
Câu 3. (4.5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng tự sự.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu người bạn tuổi thơ khiến em xúc động
Thân bài
- Giới thiệu, kể về người bạn ( hình dáng, tính tình…)
- Kỉ niệm sâu sắc nhất với người bạn tuổi thơ
- Tình cảm của mình đối với người bạn của mình
- Lưu ý: Cốt truyện hợp lí, biết kết hợp đan xen tự sự, miêu tả và biểu cảm
Kết bài
Cảm xúc suy nghĩ về tình bạn, người bạn tuổi thơ
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC HIỂU(3.0 điểm):
Em hãy đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30 - 31)
Câu 1.(0.5 điểm) Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2.(0.5điểm) Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong phần trích trên.
Câu 3.(1.0 điểm) Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản mà em đã xác định ở câu 1.
Câu 4.(1.0 điểm) Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ giữa các vế trong câu sau:
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1.(2.0 điểm)
Từ văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, hãy viết một đoạn văn (từ 4 đến 6 câu) trình bày giải pháp của em nhằm hạn chế tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường.
Câu 2.(5.0 điểm)
Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ về con vật nuôi mà em yêu thích.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (0.5 điểm)
- Đoạn văn trích từ văn bản Tức nước vỡ bờ.
- Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2. (0.5 điểm)
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả
Câu 3. (1.0 điểm)
- Nội dung ý nghĩa: Văn bản vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Qua đó, tác giả còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa tiềm tàng sức sống mạnh mẽ.
Câu 4. (1.0 điểm)
Phân tích cấu tạo:
- Chủ ngữ (1): cai lệ; vị ngữ (1): tát vào mặt chị một cái đánh bốp
- Chủ ngữ (2): hắn; vị ngữ (2): cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Quan hệ giữa các vế: quan hệ nối tiếp.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu
c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu được các giải pháp sau:
- Thay đổi thói quen dùng bao ni lông: dùng các vật dụng khác thay thế (giấy, lá); giặt, phơi khô để dùng lại
- Tuyên truyền về tác hại của bao ni lông, kêu gọi mọi người hạn chế sử dụng và vứt bao ni lông bừa bãi,…
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Câu 2. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu: viết bài văn kể lại một câu chuyện xúc động nhất xảy ra giữa em và con vật nuôi trong gia đình. Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được một câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện.
c. Triển khai đề bài yêu cầu: kể lại kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích thật mạch lạc, logic. Có thể làm bài theo gợi ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu được kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích (chó, mèo,…)
Thân bài
- Con vật nuôi đó từ đâu em có? (Đưa ra một hoàn cảnh cụ thể)
- Sơ nét về hình dáng, tính nết, thói quen của con vật nuôi
- Kể kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi (có mở đầu, diễn biến, kết thúc); lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp
Kết bài
- Cảm nhận, suy nghĩ của em về con vật nuôi hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con lão ra đi để một kỉ niệm buồn – con chó “mua về nuôi định lúc cưới vợ thì giết thịt”. Lão gọi là “cậu Vàng”, bắt rận, cho ăn trong bát, chửi yêu, nói chuyện. Cậu thế chỗ đứa con, cùng lão chia sẻ niềm đau và hiu quạnh. Thế mà cuối cùng lão phải bán vì không có gạo nuôi cậu. Bán cậu, lão đã nghĩ đến cái chết. Lão chết thì cậu tiêu đời. Để cậu đi trước còn được việc. Bán xong “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Tôi cũng khóc bởi chất người bộc lộ cao độ trong tiếng khóc ấy. Lão khóc vì trót lừa một con chó. Còn tôi khóc vì những giọt nước mắt chân thật, tinh khiết rỉ ra từ đá của một con người.
Câu 1. (1.0 điểm)
Đoạn trích trên có liên quan đến văn bản nào? Tác giả là ai? Lão và cậu là hai nhân vật nào của văn bản đó?
Câu 2. (1.0 điểm)
Tìm và ghi lại ba câu văn miêu tả, trong đó có một câu sử dụng từ tượng thanh.
Câu 3. (1.0 điểm)
Câu Lão khóc vì trót lừa một con chó gợi ra trong em những suy nghĩ gì về nhân vật Lão trong văn bản.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM):
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 300 từ kể về một con vật nuôi yêu thích của em.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM):
Câu 1. (1.0 điểm)
- Văn bản: Lão Hạc
- Tác giả: Nam Cao
- Lão là nhân vật: lão Hạc.
- Cậu là con chó được lão Hạc nuôi, gọi âu yếm là cậu Vàng.
Câu 2. (1.0 điểm)
Câu văn miêu tả:
- Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước…
- Cái đầu của lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
- Lão hu hu khóc…
Câu văn dùng từ tượng thanh: Lão hu hu khóc… (Hu hu)
Câu 3. (1.0 điểm)
Từ những giọt nước mắt của lão Hạc ta có thể thấy lão là một người:
- Có tình yêu thương tha thiết với động vật, coi động vật như là một người thân của mình.
- Không chỉ vậy lão còn là người có nhân cách, có lòng tự trọng, vì “trót lừa một con chó” mà lão luôn sống trong nỗi ăn năn, dằn vặt.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu: viết bài văn kể lại một câu chuyện xúc động nhất xảy ra giữa em và con vật nuôi trong gia đình. Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được một câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện.
c. Triển khai đề bài yêu cầu: kể lại kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích thật mạch lạc, logic. Có thể làm bài theo gợi ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu được kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích (chó, mèo,…)
Thân bài
- Con vật nuôi đó từ đâu em có? (Đưa ra một hoàn cảnh cụ thể)
- Sơ nét về hình dáng, tính nết, thói quen của con vật nuôi
- Kể kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi (có mở đầu, diễn biến, kết thúc); lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp
Kết bài
- Cảm nhận, suy nghĩ của em về con vật nuôi hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1. (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật dữ dội.
(Nam Cao, Lão Hạc)
a. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản có chứa đoạn trích trên, văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
b. Xác định những từ tượng hình diễn tả cái chết của lão Hạc trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.
c. Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc?
d. Kể tên các tác phẩm, tác giả viết về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Câu 2. (7.0 điểm)
Trong văn bản Lão Hạc có sự việc lão Hạc sau khi bán chó sang kể chuyện, rồi gửi tiền và mảnh vườn lại cho ông giáo. Em hãy vào vai ông giáo và kể lại nó.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6
Câu 1. (3.0 điểm)
a. (0.5 điểm)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất
b. (0.5 điểm)
- Từ tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, (long) sòng sọc.
- Tác dụng:
+ Các từ tượng hình có tác dụng gợi hình cao, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
+ Qua các từ tượng hình này, tác giả đã thành công diễn tả cái chết đầy đau đớn, dữ dội của lão Hạc.
c. (1.0 điểm)
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
- Lão hoàn toàn trắng tay sau khi mất mùa, không có việc làm, lại bị một trận ốm nặng.
- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.
- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn cho đứa con trai của mình.
- Ước muốn được hóa kiếp sang cuộc sống tốt hơn.
d. (1.0 điểm)
- Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố
- Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
Câu 2. (7.0 điểm)
Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao, học sinh viết bài văn tự sự kể lại câu chuyện Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó mà mình là ông giáo. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
Dàn ý tham khảo:
Mở bài
- Hoàn cảnh gặp lão Hạc.
Thân bài
- Lão Hạc thông báo về việc bán chó
- Cuộc đối thoại của hai người.
- Tâm trạng của lão Hạc (ngoại hình, cử chỉ, giọng nói)
- Tâm trạng của ông giáo.
- Tôi thấy thương lão Hạc biết bao!
- Kết thúc cuộc đối thoại.
- Đánh giá về nhân vật lão Hạc của ông giáo.
3. Kết bài
- Cảm nhận của ông giáo về số phận của lão Hạc cũng như cuộc sống của những người nông dân trong thời kì trước Cách mạng Tháng 8.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1. (2.0 điểm)
Cho đoạn trích sau:
Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
(Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB giáo dục Việt Nam)
- Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích.
- Tác dụng của các trường từ vựng đó?
Câu 2. (3.0 điểm)
Cho câu chủ đề sau:
Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) theo phép diễn dịch với câu chủ đề trên trong đó có sử dụng thán từ và tình thái từ (gạch chân thán từ và tình thái từ).
Câu 3. (5.0 điểm)
Kể về một người thân trong gia đình em.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 7
Câu 1. (2.0 điểm)
- Trường từ vựng:
+ Các từ: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.
+ Các từ: trông nhìn, ôm ấp, ngồi, áp, ngả, thấy, thở, nhai cùng một trường chỉ hoạt động của con người.
+ Các từ: sung sướng, ấm áp cùng một trường chỉ trạng thái của con người
- Tác dụng: Diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.
Câu 2. (3.0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách viết đoạn văn diễn dịch cảm nhận tâm trạng, cảm xúc của nhân vật văn học theo câu chủ đề đã cho trước.
- Đảm bảo tốt các yêu cầu kiến thức Tiếng Việt. Bố cục mạch lạc, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch theo số dòng quy định với câu chủ đề đã cho.
- Có câu chứa thán từ, có câu chứa tình thái từ, gạch chân dưới thán từ, tình thái từ.
Yêu cầu kiến thức cụ thể:
- Chứng minh được Bé Hồng vô cùng sung sướng, hạnh phúc khi được ngồi trong vòng tay dịu dàng của mẹ được biểu hiện qua:
- Cảm giác sung sướng đến mê li, rạo rực cả người khi được hít thở trong bầu không khí của tình mẹ con tuyệt vời….
- Tất cả mọi giác quan của Hồng đều thức dậy và mở ra để cảm nhận tận cùng những cảm giác rạo rực, sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ.
- Dưới cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con mong mẹ, mẹ Hồng hiện ra thật đẹp, thật hiền, thật phúc hậu…
Câu 3. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng tự sự.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu về người thân ấy.
Thân bài
- Miêu tả người thân
+ Vóc dáng, ngoại hình
+ Tính cách
Đối với mọi người xung quanh
Đối với gia đình
Đối với bản thân
- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân
- Cảm nhận về người thân
Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):
Đọc kĩ và khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi: (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1. Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?
A. Truyện dài
B. Truyện ngắn
C. Truyện vừa
D. Tiểu thuyết
Câu 2. Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời kể của ai?
A. Đôn – ki – hô tê
B. Xéc – văn – téc
C. Xan – chô pan – xa
D. Các nhân vật khác
Câu 3. Vì sao chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ –men vẽ là một kiệt tác
A. Vì chiếc lá cụ Bơ – men vẽ rất giống chiếc lá thật.
B. Vì cụ Bơ - men tự coi đó là một kiệt tác của mình.
C. Vì chiếc lá ấy mang lại sự sống cho Giôn - xi.
D. Vì cả Giôn – xi và Xiu chưa bao giờ nhìn thấy chiếc lá nào đẹp hơn thế.
Câu 4. Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
A. Lạnh buốt
B. Vi vu
C. Trắng xóa
D. Vắng teo
Câu 5. Nối cột A với cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học.
A |
B |
1.Tôi đi học |
a. nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em bé dành cho người mẹ bất hạnh. |
2. Trong lòng mẹ |
b. nói về một người nông dân cùng khổ bị trà đạp và đè nén thái quá đã uất ức vùng lên. |
3. Tức nước vỡ bờ |
c. nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó. |
4. Lão Hạc |
d. nói về tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em nhỏ ngày đầu tiên đến trường. |
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Trong văn bản Lão Hạc có sự việc lão Hạc sau khi bán chó sang kể chuyện, rồi gửi tiền và mảnh vườn lại cho ông giáo. Em hãy vào vai ông giáo và kể lại nó.
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 8
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):
Mỗi câu đúng 0.5 điểm
Câu 1. B
Câu 2. B
Câu 3. C
Câu 4. B
Câu 5. Nối cột A với cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học.
1 – d
2 – a
3 – b
4 – c
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả. Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
Yêu cầu về kiến thức:
- Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao, học sinh viết bài văn tự sự kể lại câu chuyện Lão Hạc sang nhà ông giáo tâm sự về việc bán chó mà mình là ông giáo. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
Dàn ý tham khảo:
Mở bài
- Hoàn cảnh gặp lão Hạc.
Thân bài
- Lão Hạc thông báo về việc bán chó
- Cuộc đối thoại của hai người.
- Tâm trạng của lão Hạc (ngoại hình, cử chỉ, giọng nói)
- Tâm trạng của ông giáo.
- Tôi thấy thương lão Hạc biết bao!
- Kết thúc cuộc đối thoại.
- Đánh giá về nhân vật lão Hạc của ông giáo.
Kết bài
- Cảm nhận của ông giáo về số phận của lão Hạc cũng như cuộc sống của những người nông dân trong thời kì trước Cách mạng Tháng 8.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
Vừa mới hôm nào nghe trong đó
Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn
Hôm rày đã lại nghe trong nớ
Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn
Thương những hàng cây khô trong cát
Giờ gặp bão giông bật gốc cành
Thương những nấm mộ khô trên cát
Giờ lại ngâm mình trong nước xanh
Thương những mẹ già da tím tái
Gồng lưng chống lại gió mưa giông
Thương những em thơ mờ mắt đói
Dõi nhìn con nước, nước mênh mông
Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành
Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy
Nhận hết bão giông lại phía mình.
(Theo https://dantri.com.vn/, ngày 19/ 10/ 2020).
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra phép tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3. (0.5 điểm) Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. (1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn thơ.
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm):
Cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ. (Trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng - Ngữ văn 8 tập I - Nhà xuất bản Giáo dục)
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 9
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. (1.0 điểm) Biện pháp tu từ đặc sắc: điệp ngữ: Thương (nhắc lại 4 lần)
Câu 3. (0.5 điểm) Hiệu quả nghệ thuật: làm nổi bật, nhấn mạnh nỗi đau đớn, thương xót đến quặn lòng của tác giả trước những đau thương mà người dân miền Trung liên tiếp phải chịu đựng do lũ lụt gây ra.
Câu 4. (1.0 điểm) Nội dung: HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, miễn là hợp lý.
II PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
a. Biết làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng nội dung, yêu cầu của đề bài: Cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ”.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và phân tích dẫn chứng. HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:
Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng, tác phẩm Những ngày thơ ấu và đoạn trích Trong lòng mẹ
- Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về nhân vật bé Hồng với tình yêu thương mẹ tha thiết
Thân bài
- Nêu khái quát cảnh ngộ của bé Hồng:
Mồ côi bố, mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực, bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, thiếu thốn tình yêu thương. Luôn yêu thương mẹ tha thiết và khao khát tình mẹ
- Tình yêu thương mẹ tha thiết của bé Hồng:
+ Bé Hồng xót thương, thấu hiểu nỗi đau khổ mà mẹ phải chịu đựng:
+ Đau đớn, xót xa khi nghe bà cô kể về mẹ, thấu hiểu mục đích của bà cô: chia cắt tình mẫu tử… (cảm nhận những biểu hiện cảm xúc trong cuộc trò chuyện với bà cô).
+ Thương mẹ vì sợ hãi những thành kiến nghiệt ngã mà phải đi tha hương cầu thực, dấu diếm sinh con, sống khốn khổ, tủi nhục nơi đất khách quê người…
- Luôn yêu thương mẹ và căm giận những cổ tục nghiệt ngã đã đày đọa mẹ:
+ Khẳng định tình yêu thương với mẹ: nhưng đời nào tôi để những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm để tình yêu thương và lòng kính mến mẹ.
+ Căm giận những cổ tục đã đày đọa mẹ: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là hòn đá…cho kì nát vụn mới thôi.
- Khao khát tình mẹ và hạnh phúc vô bờ khi gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách.
+ Hồi hộp, bất ngờ khi gặp lại mẹ
+ Hạnh phúc khi nằm trong lòng mẹ, cảm nhận mẹ bằng tình yêu thương: tôi thấy mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như lời cô tôi nói…; Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ…
- Đánh giá khái quát:
- Nhân vật được đặt trong các tình huống cụ thể; ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả sâu sắc tinh tế những biểu hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật. Giọng văn giàu cảm xúc, những so sánh giả định đặc sắc…
- Nhà văn đã thể hiện chân thực, cảm động tình yêu thương sâu sắc của bé Hồng (cũng là của bản thân) đối với mẹ.
- Nhà văn là người có trái tim nhân đạo sâu sắc.
Kết bài
- Khái quát cảm nghĩ, ấn tượng về nhân vật,
- Liên hệ, bài học cuộc sống…
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ và hướng người đọc đến những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp nhân vật, từ đó có nhận thức đúng đắn về cuộc sống…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Hồ Chí Minh
Năm học 2024
Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau:
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở bên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên… Lão vật cả đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết…
(Ngữ văn 8, tập 1, NXB giáo dục)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính (1.0 điểm)
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của các từ tượng hình trong đoạn (2.0 điểm)
Câu 3. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) trình bày nội dung của đoạn trích trên (2.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 ĐIỂM):
Hãy kể về một người thân trong gia đình mà em yêu quý.
Yêu cầu: Bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
----------HẾT----------
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 10
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
Đoạn văn trên trích trong văn bản: Lão Hạc
Tác giả: Nam Cao
Xác định phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2. (2.0 điểm)
Từ tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc.
Tác dụng của các từ tượng hình trong đoạn: Gợi lên cái chết đau đớn của Lão Hạc
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng tự sự, kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
- Giới thiệu về người thân ấy.
Thân bài
- Miêu tả người thân
+ Vóc dáng, ngoại hình
+ Tính cách
Đối với mọi người xung quanh
Đối với gia đình
Đối với bản thân
- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người thân
- Cảm nhận về người thân
Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm của em và người thân ấy
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
----------HẾT----------