Bộ đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 có đáp án (sách mới)
Haylamdo năm học 2023 - 2024, môn Lịch Sử 8 và Địa Lí 8 nằm trong sách Lịch Sử và Địa Lí 8. Với 100 Đề thi Lịch sử & Địa Lí 8 mới nhất Học kì 1 và Học kì 2 đầy đủ cả ba bộ sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Lịch Sử và Địa Lí 8.
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 năm 2024 (có đáp án)
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức
Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều
Lưu trữ: Đề thi Lịch Sử 8 (sách cũ)
- [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (5 đề)
- Bộ 10 Đề thi Lịch sử lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Giữa kì 1 Lịch sử lớp 8 năm 2024 có ma trận (10 đề)
- [Năm 2024] Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 8 có đáp án (6 đề)
- Bộ 8 Đề thi Lịch sử lớp 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
- Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 8 năm 2024 có ma trận (10 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 8 Giữa kì 1 năm 2024 (4 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 8 Học kì 1 năm 2024 (4 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 8 Giữa kì 2 năm 2024 (4 đề)
- Bộ đề thi Lịch Sử lớp 8 Học kì 2 năm 2024 (4 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 8 Học kì 1 có đáp án (4 đề)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử lớp 8 Học kì 2 có đáp án (4 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2024
Môn: Lịch Sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Tư bản Anh xuất khẩu tư bản chủ yếu đến khu vực nào?
A. Các nước châu Phi
B. Các nước Đông Nam Á
C. Trung Quốc
D. Hoa Kì
(Đầu thế kỉ XX, tư sản Anh tập trung nhiều vào việc xuất khẩu tư bản. Khu vực mà tư bản Anh xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kì. Vì đây là một khu vực rộng lớn, có nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực, tư bản rất cao.)
Câu 2: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là : Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.
C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.
D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.
Câu 3: Quốc tế thứ hai Không có đóng góp nào sau đây?
A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.
B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.
C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.
D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.
Câu 4: “Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?
A. C.Mác
B. Ăng-ghen
C. Lê-nin
D. Xanh Xi-mông
Câu 5: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.
Câu 6: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng xã hội mới.
Câu 7: Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc ( 1898) có ý nghĩa gì?
A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.
B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc.
C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.
D. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, tạo nền tảng cho các cuộc cách mạng sau này.
Câu 8: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn Trung Quốc là gì?
A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.
C. Chống lại Từ Hi Thái hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.
D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.
Câu 9: Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XIX
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XIX
D. Đầu thế kỉ XX
Câu 10: Năm 1905, diễn ra sự kiện gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a?
A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a.
D. Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
Đáp án trắc nghiệm
1-D | 2-C | 3-B | 4-A | 5-C |
6-A | 7-C | 8-D | 9-B | 10-A |
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Trình bày tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. (2 điểm)
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911). Tại sao nói Cách mạng Tân Hội là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? (3 điểm)
Đáp án tự luận
Câu 1: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
- Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840-1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851-1864). (0.5 điểm)
- Cuộc vận động Duy tân (1898): Hai nhà nho yêu nước là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi chủ trương cải cách chính trị thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến. Phong trào Duy tân tồn tại 103 ngày thì thất bại vì lực lượng phái Duy tân yếu, các thế lực bảo thủ quá mạnh. (0,5 điểm)
- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1900): Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc. Nghĩa quân tiến vào Bắc Kinh, tấn công các sứ quán nước ngoài. (0,5 điểm)
- Liên quân tám nước đế quốc Anh, Nhật, Đức, Mỹ Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a kéo vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn anh dũng chiến đấu nhưng thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp. (0,5 điểm)
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911):
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. (1,5 điểm)
Cách mạng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: (1,5 điểm)
Đây là cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Song cuộc cách mạng này không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2024
Môn: Lịch Sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm )
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?
A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
C. Sự khủng hoảng về chính trị.
D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
Câu 2: Sự khủng hoảng về chính trị củ các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 – 1923 biểu hiện như thế nào?
A. Cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.
B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt.
D. Những người đứng đầu của các nước tư bản mâu thuẫn và đấu tranh với nhau.
Câu 3: Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mỹ vào khoảng thời gian nào?
A. Thập niên 40 của thế kỉ XX
B. Thập niên 20 của thế kỉ XX
C. Thập niên 30 của thế kỉ XX
D. Thập niên 10 của thế kỉ XX
Câu 4: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mỹ thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. Đất nước không chiến tranh , tình hình xã hội ổn định.
C. Có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lý.
D. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường
C. Kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trước chiến tranh
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
( Nhật Bản bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất với vai trò là một nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc từ chiến tranh, không bị chiến tranh tàn phá, thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, lợi dụng tình hình châu Âu không ổn định đã tranh thủ sản xuất, buôn bán)
Câu 6: Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì?
A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
B. Khủng hoảng tài chính
C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp
D. Khủng hoảng về ngoại thương
Câu 7: Tính chất chống đế quốc của phong trào ngũ tứ thể hiện rõ nhất ở?
A. Qui mô của phong trào
B. Hình thức đấu tranh
C. Lực lượng tham gia
D. Khẩu hiệu đấu tranh
Câu 8: Giai cấp tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?
A. Tầng lớp trí thức mới
B. Tầng lớp trí thức
C. Giai cấp tư sản
D. Tầng lớp công nhân.
Câu 9: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?
A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.
B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.
C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.
Câu 10: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/2/1943)
B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp ( 6/6/1944)
C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin ( 9/5/1945)
D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ( 6 và 9/8/1945)
Đáp án trắc nghiệm
1-B | 2-A | 3-B | 4-A | 5-D |
6-B | 7-D | 8-A | 9-C | 10-C |
Phần II.Tự luận
Câu 1: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? (2 điểm)
Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? (3 điểm)
Đáp án tự luận
Câu 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất, bởi vì:
Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất vì làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước, dù là nước tư bản phát triển như Anh, Pháp… hay cả các nước thuộc địa, phụ thuộc. (0,5 điểm)
- Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm (từ năm 1929 đến năm 1933), dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó. (0,5 điểm)
- Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của kinh tế thế giới. Đặc biệt, hậu quả chính trị - xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân cả nước, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước và đẩy loài người đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới là không thể tránh khỏi. (1 điểm)
Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất lại tiếp tục nảy sinh (đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản mất hết thuộc địa, từ đó “bất mãn” dẫn đến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới). (0,5 điểm)
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức,I-ta-li-a và Nhật Bản, đẩy nhân loại đứng trước một cuộc chiến tranh thế giới mới. (0,5 điểm)
- Chính sách thỏa hiệp, “dung dưỡng” của các nước phương Tây (Anh, Pháp) đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh. (1 điểm)
- Các nước đế quốc hình thành hai khối đối lập nhau: (1 điểm)
+ Anh, Pháp, Mỹ thi hành chính sách thỏa hiệp nhượng bộ nhằm đẩy khối phát xít tấn công Liên Xô, đủnh cao của chính sách này là Hiệp ước Muy-ních, “bán đứng” Tiệp Khắc cho Đức. Tuy vậy, thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Hít-le tấn công các nước châu Âu trước.
+ Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa kì 2
Năm học 2024
Môn: Lịch Sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy Tân.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892
C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885
D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895
Câu 5: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?
A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 6: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.
Câu 7: Giai đoạn 1893 – 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
A. Xây dựng phòng tuyến
B. Tìm cách giải hoàn với quân Pháp.
C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuế.
Câu 8: Giai đoạn 1893 – 1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là gì?
A. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp.
B. Lo tích lũy lương thực.
C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu 9: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 10: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế.
B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
Đáp án trắc nghiệm
1-A | 2-B | 3-C | 4-D | 5-C |
6-B | 7-C | 8-A | 9-A | 10-D |
Phần II.Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? (2 điểm)
Câu 2:So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp (3 điểm)
Đáp án tự luận
Câu 1: Hướng dẫn trả lời
Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có thời gian kéo dài nhất (30 năm), quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. (0,5 điểm)
Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng. (0,5 điểm)
Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù phải hai lần giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta. Đặc biệt trong thời kỳ đình chiến thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. (1 điểm)
Câu 2: Hai kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp: (3 điểm)
Thái độ
Nhân dân(1,5 điểm):- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Triều đình(1,5 điểm:- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
Hành động
Nhân dân(1,5 điểm):- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình(1,5 điểm:- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học 2024
Môn: Lịch Sử 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề thi số 2)
Phần I.Trắc nghiệm (5 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
(Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.)
Câu 2: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.
C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.
Câu 3: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
A. Chưa hợp thời thế.
B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.
Câu 4: “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Đầu thế kỉ XIX
C. Giữa thế kỉ XIX
D. Cuối thế kỉ XIX
Câu 5: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách “ chia để trị”
B. Chính sách “ dùng người Pháp để trị người Việt”
C. Chính sách “ Đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “ Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
Câu 6: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc
Câu 7: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào?
A. Chống thực dân Pháp và bọ vua quan phong kiến mạnh mẽ.
B. Chống đi phu, đời giảm sưu thuế.
C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.
D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình ở Việt Nam.
Câu 8: Kết quả lớp nhất của phong trào chống sưu thuế năm 1908 là gì?
A. Địa chủ phong kiến phải giảm suy thuế cho nông dân.
B. Thức tỉnh phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở các tỉnh Bắc Kì.
C. Làm tê liệt chính quyền của thực dân phong kiến ở nông thôn.
D. Lối làm ăn theo phương thức tư bản chủ nghĩa được truyền bá.
Câu 9: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?
A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học
C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông.
Câu 10: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì?
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam
B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
Đáp án trắc nghiệm
1-D | 2-A | 3-D | 4-D | 5-A |
6-D | 7-B | 8-C | 9-C | 10-CC |
Phần II.Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam, trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có thay đổi như thế nào?
Câu 2:Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc như thế nào?
Đáp án tự luận
Câu 1: Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân đã có những thay đổi: (2 điểm)
* Địa chủ phong kiến (1 điểm)
- Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.
- Địa vị kinh tế được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.
- Một bộ phận cấu kết với đế quốc áp bức, bóc lột nhân dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
* Nông dân: (1 điểm)
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc sống của họ cực khổ trăm bề.
- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Câu 2: Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc: (3 điểm)
- Tầng lớp tư sản: đa số là các chủ hãng buôn bán, ngoài ra có một số là thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Tiềm lực kinh tế của họ yếu ớt, nên chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức câp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư ký, kế toán… Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên họ tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX.
- Tầng lớp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông thôn, không có ruộng đất phải bỏ làng ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.
- Giai câp địa chủ phong kiến: Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một sô địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: ngày càng bị bần cùng hóa, một bộ phận ra đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp kiếm việc làm còn đại bộ phận phải sống đời cơ cực ở nông thôn. Nông dân căm thù đế quốc phong kiến sẵn sàng hưởng ứng tham gia cuộc đấu tranh cho cá nhân, tổ chức, tầng lớp, giai cấp nào đề xướng nhằm mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc.