Bộ đề thi Hoá học lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc


Bộ đề thi Hoá học lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Bộ đề thi Hoá học lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc, có đáp án với trên 100 đề thi môn Hoá học được tổng hợp từ các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hoá học lớp 9.

Bộ đề thi Hoá học lớp 9 Học kì 1, Học kì 2 năm 2023 chọn lọc

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

ĐỀ BÀI

Câu 1 (2 điểm). Nêu các tính chất hóa học của bazơ? Mỗi tính chất minh họa bằng một phản ứng hóa học?

Câu 2 (2 điểm). Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2S, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối.

Câu 3 (2 điểm). Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau chứa trong lọ mất nhãn: HCl, KOH, Na2SO4, KCl.

Câu 4 (2 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Đề thi Hóa

Câu 5 (2 điểm). Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm: Mg và MgO vào dung dịch HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1:

- Các bazơ có các tính chất hóa học sau:

+ Đổi màu quỳ tím thành xanh, hoặc dung dịch phenolphtalein không màu thành đỏ.

+ Tác dụng với oxit axit và axit tạo thành muối và nước.

+ Một số dung dịch bazơ tác dụng được với một số dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

+ Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.

- Các phương trình hóa học minh họa:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl

Cu(OH)2Đề thi Hóa CuO + H2O

Câu 2: Trong các chất: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2S, Na2O, Ca(OH)2.

- Chất thuộc oxit bazơ: CaO; Na2O.

- Chất thuộc oxit axit: SO2; P2O5.

- Chất thuộc bazơ: NaOH; Ca(OH)2.

- Chất thuộc axit: HCl; H2S.

- Không có chất nào trong dãy là muối.

Câu 3:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Sử dụng quỳ tím:

+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl

+ Quỳ tím hóa xanh: KOH

+ Quỳ tím không đổi màu: Na2SO4; KCl

- Phân biệt Na2SO4, KCl dùng Ba(OH)2.

+ Có kết tủa trắng: Na2SO4

+ Không hiện tượng: KCl

Phương trình hóa học:

Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4 (↓ trắng)

KCl + Ba(OH)2 → không phản ứng.

Câu 4:

S + O2 Đề thi Hóa SO2

2SO2 + O2 Đề thi Hóa 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Câu 5 (2 điểm)

a/ Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

b/

nMg = nkhí = Đề thi Hóa = 0,05 mol

mMg = 0,05.24 = 1,2 gam; mMgO = 9,2 – 1,2 = 8 gam.

Hay lắm đó

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

ĐỀ BÀI

Câu 1: ( 3 điểm) Viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:

Na → Na2O → NaOH → NaCl → NaOH → Na2SO3 → SO2.

Câu 2: (4 điểm)

a. (2 điểm): Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 3 dung dịch riêng biệt đựng trong lọ mất nhãn là: KOH, KNO3, KCl. Viết phương trình hóa học minh họa.

b. (2 điểm): Có những loại phân bón hóa học: NH4NO3; Ca(H2PO4)2

- Hãy cho biết tên hóa học các loại phân bón trên.

- Nguyên tố hóa học nào có trong phân bón NH4NO3. Tính thành phần phần trăm nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón NH4NO3.

Câu 3: (2 điểm) Cho 500 gam dung dịch BaCl2 tác dụng hoàn toàn với 100 gam dung dịch H2SO4 có nồng độ 19,8%. Sau phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính khối lượng kết tủa A tạo thành.

c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch B.

Câu 4 (1 điểm): Nung một tấn đá vôi có thành phần chính là CaCO3 đến khi phản ứng kết thúc thu được 448kg vôi sống. Viết phương trình hóa học và tính hiệu suất sau khi nung.

HƯỚNG DẪN GIẢI:

Câu 1:

4Na + O2 → 2Na2O

Na2O + H2O → 2NaOH

NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaCl + 2H2O Đề thi Hóa 2NaOH + H2 + Cl2

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

Câu 2:

a. Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Sử dụng quỳ tím.

+ Quỳ tím hóa xanh: KOH

+ Quỳ tím không đổi màu: KNO3, KCl

- Phân biệt KNO3 và KCl dùng AgNO3

+ Có kết tủa trắng: KCl

+ Không hiện tượng: KNO3

Phương trình hóa học:

KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl (↓ trắng)

b.

- Phân đạm: NH4NO3

- Phân lân: Ca(H2PO4)2

- Nguyên tố dinh dưỡng có trong NH4NO3 là nitơ.

%mN = Đề thi Hóa.100% = 35%

Câu 3:

a/ Phương trình hóa học:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

b/

Đề thi Hóa

Theo PTHH có nA = naxit = 0,2 mol

Vậy mA = 0,2.233 = 46,6 gam.

c) Dung dịch B chứa HCl 0,4 mol

Bảo toàn khối lượng có:

Đề thi Hóa=500 + 100 - 46,6 = 553,4

C% = Đề thi Hóa.100% = 2,64%

Câu 4:

CaCO3 Đề thi Hóa CaO + CO2

100g → 56 gam

1000kg → 560kg

Vậy H = Đề thi Hóa.100% = 80%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023

Bài thi môn: Hóa Học lớp 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?

A. CaO, CuO, SO3, Na2O.

B. CaO, N2O5, K2O, CuO.

C. Na2O, BaO, N2O, FeO.

D. SO3, CO2, BaO, CaO.

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CaO, Na2O, SO2

B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, ZnO

D. MgO, CaO, NO

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO

B. FeO

C. CaO

D. ZnO

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Ag, Fe, Mg

B. Fe, Cu, Al

C. Al, Mg, Zn

D. Zn, Cu, Mg

Câu 5. Để làm sạch khí O2 có lẫn tạp chất là khí CO2 và khí SO2 có thể dùng chất nào dưới đây?

A. Ca(OH)2

B. CaCl2

C. NaHSO3

D. H2SO4

Câu 6. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?

A. Cu(OH)2 không tan

B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.

C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra

D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.

Câu 7. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc, nguội

A. Cu

B. Al

C. Mg

D. Zn

Câu 8. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây?

A. Làm quì tím chuyển sang màu xanh

B. Tác dụng với axit

C. Tác dụng với dung dịch oxit axit

D. Bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ

Câu 9. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là

A. NaCl và NaOH

B. KOH và H2SO4

C. Ca(OH)2 và HCl

D. NaOH và FeCl2

Câu 10. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là

A. (NH4)2SO4

B.NH4NO3

C.CO(NH2)2

D.NH4Cl

Câu 11. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2

B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2

C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

D. KNO3, KCl, NH4H2PO4 và K2SO4.

Câu 12. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a/ Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2SO3, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối?

b/ Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

Đề thi Hóa đề 3

Câu 2 (2 điểm): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl.

Câu 3 (3 điểm): Biết 8 (gam) CuO phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch axit clohiđric.

a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch thu được sau phản ứng.

b) Tính nồng độ phần trăm dung dịch axit cần dùng.

ĐÁP ÁN:

Phần I: Trắc nghiệm

1 - D

2 - B

3 - C

4 - C

5 - A

6 - D

7 - B

8 - D

9 - A

10 - C

11 - A

12 - D

Câu 4. Đáp án A

Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư. Khí CO2 và SO2 phản ứng bị giữ lại, khí O2 không phản ứng thoát ra khỏi dung dịch thu được O2 tinh khiết.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 (↓) + H2O

Câu 6: Đáp án D

Cu(OH)2(rắn) + H2SO4 (không màu) → CuSO4 + 2H2O

Hiện tượng: Cu(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh lam.

Câu 9. Đáp án A

NaCl + NaOH → không phản ứng

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 (↓) + 2NaCl

Câu 12. Đáp án D

Các cặp chất xảy ra phản ứng hóa học là: SO2 và NaOH; SO2 và CaO; NaOH và HCl; MgCO3 và HCl; CaO và HCl.

Phần II: Tự luận

Câu 1.

a) Oxit bazơ: CaO; Na2O

Oxit axit: SO2; P2O5

Axit: HCl, H2SO3.

Bazơ: NaOH; Ca(OH)2.

b) 1) S + O2 Đề thi Hóa đề 3 SO2

2) 2SO2 + O2 Đề thi Hóa đề 3 2SO3

3) SO3 + H2O → H2SO4

4) Mg + H2SO4 (loãng) → MgSO4 + H2 (↑)

Câu 2:

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Sử dụng quỳ tím:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl

+ Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH

+ Quỳ tím không đổi màu → Na2SO4, NaCl (nhóm I)

- Phân biệt nhóm I: Dùng BaCl2

+ Có kết tủa trắng → Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

+ Không hiện tượng → NaCl

Câu 3:

nCuO = Đề thi Hóa đề 3= 0,1mol

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

a) Theo PTHH có:Đề thi Hóa đề 3 = Đề thi Hóa đề 3= 0,1 mol

Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là:

mmuối = 0,1. 135 = 13,5 gam.

b) Theo PTHH có: nHCl = 2.nCuO = 0,2 mol

Khối lượng chất tan có trong 200 gam dung dịch axit clohiđric là:

mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl cần dùng là:

C% = .Đề thi Hóa đề 3.100% = Đề thi Hóa đề 3.100% = 3,65%.

..........................

..........................

..........................