Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 12: Nước biển và đại dương
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Địa Lí lớp 10 Bài 12: Nước biển và đại dương sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.
Lý thuyết Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 12: Nước biển và đại dương
1. Tính chất của nước biển và đại dương
a) Độ muối
- Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng.
- Độ muối trung bình của nước biển là 35%o.
- Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.
- Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ.
- Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.
b) Nhiệt độ
- Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khí.
- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.
- Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm (mùa hạ cao hơn mùa đông).
- Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Nhiệt độ nước biển cũng giảm dần theo độ sâu.
2. Sóng, thuỷ triều và dòng biển
a) Sóng biển
- Khái niệm: Là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân
+ Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
+ Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên sóng thần.
b) Thuỷ triều
- Khái niệm: Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.
- Nguyên nhân chủ yếu
+ Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
+ Tác động của các nhân tố khác như sự thay đổi khí áp, hình dạng bờ biển,...
- Đặc điểm: Thuỷ triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.
c) Dòng biển
- Khái niệm: Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,... giữa các vùng biển khác nhau.
- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Đặc điểm
+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.
+ Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
3. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội
- Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển (dầu mỏ, khí thiên nhiên, muối biển,...); năng lượng sóng biển, thuỷ triều,...
- Biển và đại dương là môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...
- Biển và đại dương góp phần điều hoà khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Kết luận: Tài nguyên biển là có hạn và dễ bị tổn thương. Vì vậy, con người cần khai thác biển và đại dương một cách hợp lí và bền vững.