Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 17: Sông và hồ - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 17: Sông và hồ hay nhất, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
I. Sông và lưu lượng nước của sông
1. Các bộ phận của dòng sông
- Khái niệm
+ Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục đia.
+ Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.
+ Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.
+ Chi lưu là các dòng sông nhỏ với nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
+ Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại.
- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm và băng tuyết tan.
2. Lưu lượng nước sông
- Khái niệm: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.
- Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.
- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông
+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.
+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.
+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan.
II. Hồ
- Khái niệm: Là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.
- Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.
III. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Đặc điểm: Nước sông, hồ thường bao phủ một không gian rộng lớn.
- Vai trò của nước sông, hồ
+ Sinh hoạt của người dân.
+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.
+ Thủy điện, chế biến thủy sản.
+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.
+ Du lịch, thể thao, giải trí,...
- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ tài nguyên nước.