X

Lý thuyết Địa Lí lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Chân trời sáng tạo


Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất | Chân trời sáng tạo




Lý thuyết Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

I. Cấu tạo của Trái Đất

- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.

- Đặc điểm của từng lớp

Lớp

Vỏ Trái Đất

Man-ti

Nhân

Độ dày

Từ 5km đến 70km.

Gần 3000km.

Trên 3000km.

Trạng thái vật chất

Rắn chắc.

Từ quánh dẻo đến rắn

Từ lỏng đến rắn.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 10000C.

Khoảng từ 15000C đến 37000C.

Cao nhất khoảng 50000C.


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

- Lớp vỏ Trái Đất

+ Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...

+ Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

+ Cấu tạo


Đặc điểm

Độ dày

Vỏ lục địa

Được cấu tạo bởi đá granit.

25 đến 70km.

Vỏ đại dương

Được cấu tạo bởi đá badan.

5 đến 10km.

II. Các mảng kiến tạo

- Các mảng kiến tạo

+ Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và Mảng Nam Cực.

+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Đặc điểm

+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái

Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

III. Động đất

- Khái niệm: Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.

- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.

+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

- Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

I. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Chân trời sáng tạo


Nội sinh

Ngoại sinh

Khái niệm

Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.

Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

Tác động

Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...

Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.

Kết quả

Tạo ra các dạng địa hình lớn (châu lục, miền, cao nguyên, núi cao,…).

Tạo ra các dạng địa hình nhỏ (nấm đá, hang động, bãi bồi,…).


II. Các dạng địa hình chính

Dạng địa hình

Độ cao

Hình thái

Núi

Độ cao của núi so với mực nước biển từ 500m trở lên.

Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh. Đỉnh nhọn, sườn dốc.

Đồi

Không quá 200m so với vùng đất xung quanh.

Là dạng địa hình nhô cao. Đỉnh tròn, sườn thoải.

Cao nguyên

Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên.

Vùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có sườn dốc, dựng đúng thành vách.

Đồng bằng

Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m.

Là dạng địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Chân trời sáng tạo

III. Khoáng sản

- Khái niệm

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Phân loại: Khoáng sản năng lượng, kim loại và phi kim.

- Thời gian hình thành rất dài, vài trăm hoặc triệu năm nên cần khai thác và sử dụng hợp lí.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản | Chân trời sáng tạo

....................................

....................................

....................................

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay khác: