Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả hay nhất, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
I. Chuyển động tự quay quanh trục
- Hướng: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian: Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24h.
- Đặc điểm: Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng. Trục này nối liền hai cực của Trái Đất và nghiêng một góc 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
1. Ngày đêm luân phiên
- Trái đất có dạng hình cầu.
- Chuyển động tự quay quanh trục từ tây sang đông.
-> Khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm.
2. Giờ trên Trái Đất
- Khái niệm giời
+ Giời khu vực: Bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có 1 giờ riêng.
+ Giờ địa phương: Các kinh tuyến nằm trên cùng một kinh tuyến có cùng một giờ.
- Múi giờ gốc (múi giờ số 0) đi qua đài thiên văn Grin-uých ở thủ đô Luân Đôn (Anh).
- Cách tính giời
+ Những múi giờ nằm bên trái múi giờ 0 là giờ muộn hơn giờ quốc tế (GMT, -).
+ Những múi giờ nằm bên phải múi giờ 0 là giờ sớm hơn giờ quốc tế (GMT, +).
3. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể
- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
- Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì:
+ Ở nửa cầu bắc lệch về bên phải.
+ Ở nửa cầu nam lệch về bên trái