Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 5: Nước trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Chương 5: Nước trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Chương 5: Nước trên Trái Đất hay nhất, chi tiết được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn bám sát chương trình Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Bài 16: Thuỷ quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà
I. Thuỷ quyển, thành phần chủ yếu của thuỷ quyển
- Khái niệm: Là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.
- Phân bố
+ Trên Trái Đất nước chiếm gần 3/4 diện tích.
+ Nước chủ yếu nằm ở bán cầu Nam.
- Lớp nước trên Trái Đất gồm có
+ Nước ở các đại dương, biển.
+ Nước ở sông, hồ, đầm lầy.
+ Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.
+ Hơi nước trong khí quyển.
II. Vòng tuần hoàn lớn của nước
* Vòng tuần hoàn nước
- Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, lục địa, đại dương và biển dưới tác động của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây.
- Mây được gió đưa vào sâu lục địa gặp nhiệt độ thích hợp tạo thành mưa dưới dạng nước (chất lỏng) hoặc dạng tuyết rơi (ở khu vực có độ cao lớn).
- Mưa xuống đất, một phần theo dòng chảy xuống biển và đại dương; một phần ngấm xuống dưới đất thành nước ngầm; một phần rơi xuống ao, hồ, sông, suối, cây cuối,…
- Các loại nước trong lục địa (sông, suối, nước ngầm,…) tiếp tục chảy ra biển và đại dương, tiếp tục chu trình vòng tuần hoàn nước.
* Phân loại
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Có 2 giai đoạn là bốc hơi và nước rơi.
- Vòng tuần hoàn lớn
+ Ba giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy.
+ Bốn giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi, thấm và dòng chảy.
III. Nước ngầm và băng hà
1. Nước ngầm
- Khái niệm: Là nước nằm dưới bề mặt đất do nước mưa, băng tuyết tan và sông, hồ thấm vào mặt đất mà thành.
- Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...
- Phân bố: Chiếm 30% lượng nước ngọt trên thế giới và phân bố khắp nơi.
- Vai trò
+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.
+ Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.
+ Nước ngầm cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún,…
2. Băng hà
- Phân bố
+ 99% băng hà phân bố ở vùng cực, chủ yếu ở Nam cực.
+ Băng hà cũng xuất hiện ở các dãy núi cao.
- Vai trò
+ Băng hà góp phần điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất.
+ Cung cấp nước cho các dòng sông.
+ Là một lượng nước ngọt quan trọng trong tương lai.
Lý thuyết Bài 17: Sông và hồ
I. Sông và lưu lượng nước của sông
1. Các bộ phận của dòng sông
- Khái niệm
+ Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục đia.
+ Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.
+ Phụ lưu là những dòng chảy nhỏ cung cấp nước cho sông.
+ Chi lưu là các dòng sông nhỏ với nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
+ Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại.
- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm và băng tuyết tan.
2. Lưu lượng nước sông
- Khái niệm: Là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông, ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.
- Đơn vị tính lưu lượng nước thường là m3/s.
- Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông
+ Chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa, nguồn nước đổ vào các sông là do nước mưa.
+ Vào mùa mưa, nếu lượng nước mưa lớn tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng lũ, lụt khu vực ven bờ và hạ lưu.
+ Các sông ở vùng vĩ độ cao, nước sông dâng nhanh, chảy mạnh vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi băng tuyết tan.
II. Hồ
- Khái niệm: Là một dạng địa hình trũng chứa nước, thường khép kín và không trực tiếp thông ra biển.
- Hồ có nguồn gốc hình thành và hình dạng khác nhau.
III. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
- Đặc điểm: Nước sông, hồ thường bao phủ một không gian rộng lớn.
- Vai trò của nước sông, hồ
+ Sinh hoạt của người dân.
+ Nông nghiệp đánh bắt và nuôi thủy sản.
+ Thủy điện, chế biến thủy sản.
+ Giao thông vận tải đường sông, hồ.
+ Du lịch, thể thao, giải trí,...
- Mục đích sử dụng tổng hợp nước sông, hồ
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ tài nguyên nước.
....................................
....................................
....................................