Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 7: Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả hay nhất, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
I. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- Quỹ đạo chuyển động: Hình elip gần tròn.
- Hướng chuyển động: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).
- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (I năm).
- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’.
II. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
1. Mùa trên Trái Đất
- Khái niệm: Mùa là khoảng thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và gần như không đổi hướng khí Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.
- Đặc điểm
+ Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng, lúc này là mùa nóng và ngược lại.
+ Trong cùng một thời điểm, mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau.
- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
2. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Các địa điểm ở nửa cầu Bắc/Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau.
- Ở Xích đạo quanh năm luôn có ngày, đêm dài bằng nhau.
- Càng xa Xích đạo về hai cực ngày, đêm càng chênh lệch nhau.
- Ở bán cầu Bắc ngày dài, đêm ngắn thì bán cầu Nam ngày ngắn, đêm dài và ngược lại.