Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa hay nhất, chi tiết bám sát sách giáo khoa Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
I. Cấu tạo của Trái Đất
- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.
- Đặc điểm của từng lớp
Lớp |
Vỏ Trái Đất |
Man-ti |
Nhân |
Độ dày |
Từ 5km đến 70km. |
Gần 3000km. |
Trên 3000km. |
Trạng thái vật chất |
Rắn chắc. |
Từ quánh dẻo đến rắn |
Từ lỏng đến rắn. |
Nhiệt độ |
Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 10000C. |
Khoảng từ 15000C đến 37000C. |
Cao nhất khoảng 50000C. |
- Lớp vỏ Trái Đất
+ Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...
+ Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
+ Cấu tạo
Đặc điểm |
Độ dày |
|
Vỏ lục địa |
Được cấu tạo bởi đá granit. |
25 đến 70km. |
Vỏ đại dương |
Được cấu tạo bởi đá badan. |
5 đến 10km. |
II. Các mảng kiến tạo
- Các mảng kiến tạo
+ Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và Mảng Nam Cực.
+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.
- Đặc điểm
+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái
Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
III. Động đất
- Khái niệm: Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.
- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
- Hậu quả
+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
- Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…
IV. Núi lửa
- Khái niệm: Là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.
- Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.
- Hậu quả
+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…
+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.
- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...
- Biện pháp: Sơ tán dân ở khu vực gần núi lửa, gần đới đứt gãy, dự báo,…