Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 8.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

I. Đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông

1. Đặc điểm mạng lưới sông

- Việt Nam có mạng lưới sông dày đặc.

+ Nước ta có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên.

+ Dọc bờ biển, trung bình khoảng 20 km lại có một cửa sông.

+ Phần lớn các sông nhỏ, ngắn và dốc do lãnh thổ hẹp ngang, địa hình dốc.

+ Một số hệ thống sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long,.. đều bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

- Sông có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, phù hợp với hướng dốc địa hình và hướng phân bố của các dãy núi. Ngoài ra, còn một số sông chảy theo hướng tây - đông hoặc đông - tây, chủ yếu ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Tất cả các sông ở nước ta đều trực tiếp hoặc gián tiếp đổ ra Biển Đông.

- Chế độ nước sông có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn.

+ Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, thường kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, chiếm khoảng 70 - 80 % lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn tương ứng với mùa khô, dài khoảng 7 - 8 tháng, tuy nhiên chỉ chiếm khoảng 20 - 30 % lượng nước cả năm.

- Sông có lượng phù sa lớn, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm, nguyên nhân là do mưa lớn, tập trung chủ yếu vào mùa mưa và địa hình nhiều đồi núi. Lượng phù sa lớn đã làm cho đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được mở rộng nhanh về phía biển, trung bình từ 80 - 100 m/năm.

2. Chế độ nước của một số hệ thống sông lớn

♦ Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

♦ Tuỳ theo chế độ mưa của từng khu vực, mỗi hệ thống sông ở nước ta có chế độ nước riêng.

- Hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển. Sông có chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm. Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

Đoạn sông Thu Bồn chảy qua tỉnh Quảng Nam

- Hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta).

+ Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Hệ thống sông Cửu Long có chế độ nước đơn giản và khá điều hòa với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm, mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long

II. Hồ, đầm

- Việt Nam có nhiều hồ, đầm; phân bố rộng khắp cả nước.

- Các hồ, đầm có sự khác nhau về nguồn gốc, tích chất và diện tích.

+ Nhiều hồ, đầm có nguồn gốc tự nhiên như: Hồ Tây, Hồ Gươm (thành phố Hà Nội), hồ Tơ Nưng (tỉnh Gia Lai), Hồ Lắk (tỉnh Đắk Lắk), đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định), đầm Ô Loan (tỉnh Phú Yên),...

+ Nhiều hồ, đầm được hình thành do tác động của con người (hồ nhân tạo) như: hồ thuỷ điện Hoà Bình, hồ thuỷ điện Trị An,...

- Hồ, đầm ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của người dân.

+ Trong sản xuất:

▪ Hồ, đầm cung cấp nguồn nước tưới cho các vùng trồng trọt và chăn nuôi, cho nhiều ngành công nghiệp, là nơi nuôi trồng thuỷ sản.

▪ Nhiều hồ nhân tạo còn là nơi cung cấp nước cho các nhà máy thuỷ điện.

▪ Hồ, đầm còn là đường giao thông thuỷ và tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.

+ Trong sinh hoạt: hồ cung cấp nguồn nước ngọt để phục vụ đời sống hằng ngày của người dân.

+ Ngoài ra, hồ, đầm còn góp phần làm cho không khí mát mẻ hơn, điều tiết nước, là nơi dự trữ nước lớn, nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật dưới nước,...

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

III. Nước ngầm

- Nước ta có nguồn nước ngầm khá phong phú và đa dạng, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

- Nguồn nước ngầm có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt:

+ Cung cấp nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Cung cấp nước sinh hoạt rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đông dân cư.

+ Nguồn nước ngầm là nước khoáng, nước nóng ở nhiều địa phương như: Kim Bôi (tỉnh Hoà Bình), Quang Hanh (tỉnh Quảng Ninh), Vĩnh Hảo (tỉnh Bình Thuận),... có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nên có thể khai thác để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh,...

IV. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông

- Sông có vai trò rất quan trọng, ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, sông còn là đường giao thông, là nguồn thuỷ năng dồi dào, cung cấp nguồn thực phẩm và tạo cảnh quan cho du lịch.

- Tuy nhiên, lưu vực của sông thường rất rộng, kéo dài qua các khu vực địa hình khác nhau nên giá trị sử dụng cũng khác nhau.

+ Ở các khu vực địa hình núi, sông có nhiều giá trị về thuỷ điện và du lịch.

+ Ở các khu vực địa hình đồng bằng, sông có nhiều giá trị về giao thông, nuôi trồng thuỷ sản,...

- Cần phải sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông để mang lại nhiều lợi ích kinh tế, đồng thời bảo vệ được môi trường nước và phát triển bền vững. Việc sử dụng tổng hợp nước ở lưu vực sông còn góp phần làm cho các địa phương gắn kết và nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ dòng sông.

Lý thuyết Địa Lí 8 Cánh diều Bài 7: Thuỷ văn Việt Nam

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Cánh diều hay khác: