Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 9.
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 16: Vùng Đông Nam Bộ - Cánh diều
Câu 1. Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là
A. Tây Ninh.
B. Đồng Nai.
C. Long An.
D. Bình Dương.
Câu 2. Tỉnh nào dưới đây của vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển?
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Tây Ninh.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 3. Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Đà Lạt.
B. Nha Trang.
C. Vũng Tàu.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 4. Hai loại đất nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ?
A. Đất badan và đất feralit.
B. Đất phù sa và đất feralit.
C. Đất badan và đất xám.
D. Đát xám và đất phù sa.
Câu 5. Các thành phố nào dưới đây tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vũng Tàu.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
Câu 6. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do
A. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.
B. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 7. Phát biểu nào dưới đây không đúng với điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ?
A. Là cửa ngõ thông ra biển.
B. Giáp các vùng giàu nguyên liệu.
C. Tiềm năng lớn về đất phù sa.
D. Địa hình tương đối bằng phẳng.
Câu 8. Cây công nghiệp lâu năm nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ?
A. Cà phê.
B. Điều.
C. Cao su.
D. Hồ tiêu.
Câu 9. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là
A. dầu khí.
B. bô-xit.
C. than.
D. đồng.
Câu 10. Thành phố nào dưới đây có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ?
A. Thủ Dầu Một.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Biên Hòa.
D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 11. Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là
A. tài nguyên sinh vật hạn chế, có nguy cơ suy thoái.
B. chỉ có hai tỉnh và thành phố tiếp giáp biển rộng lớn.
C. đất đai kém màu mỡ, thời tiết diễn biến thất thường.
D. ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Thị trường tiêu nhỏ.
B. Dân cư đông đúc.
C. Nguồn lao động dồi dào.
D. Có sức hút lao động.
Câu 13. Chỉ số phát triển dân cư, xã hội nào dưới đây ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước?
A. Tuổi thọ trung bình.
B. Tỉ lệ người lớn biết chữ.
C. Tỉ lệ dân số thành thị.
D. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị.
Câu 14. Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là
A. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn.
B. công tác thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. cải tạo đất, mở rộng diện tích các loại cây.
D. áp dụng kĩ thuật canh tác mới, giống cây.
Câu 15. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là
A. tài nguyên khoáng sản ít.
B. mùa khô kéo dài.
C. đất đai kém màu mỡ.
D. tài nguyên rừng nghèo.
Câu 16. Vùng nào sau đây ở nước ta có sức thu hút lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật mạnh nhất?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 17. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là
A. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
B. nhiệt độ quanh năm cao trên 270C.
C. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
D. có đất badan tập trung thành vùng lớn.
Câu 18. Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất?
A. GDP bình quân đầu người lớn nhất.
B. Tổng GDP của vùng lớn nhất.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất.
D. Có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Câu 19. Hiện nay việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ đặt ra một nhu cầu lớn về
A. nguồn năng lượng.
B. vấn đề lương thực.
C. nguồn lao động.
D. thị trường tiêu thụ.
Câu 20. Đông Nam Bộ không phát triển ngành kinh tế biển nào dưới đây?
A. Dịch vụ, du lịch biển.
B. Đánh bắt hải sản.
C. Nông nghiệp biển.
D. Giao thông vận tải biển.
Câu 21. Vấn đề nào sau đây không thuộc vào khai thác chiều sâu trong lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ?
A. Phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
B. Bảo vệ nghiêm ngặt các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển.
C. Thay thế vườn cao su có năng suất mủ thấp bằng giống cây khác.
D. Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông.
Câu 22. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh nào dưới đây?
A. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu.
B. Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
D. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
Câu 23. Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở những tỉnh/thành phố nào dưới đây?
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
C. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Câu 24. Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước.
B. khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt ẩm cao.
C. khí hậu có sự phân mùa sâu sắc trong năm.
D. tiềm năng đất badan tập trung thành vùng.
Câu 25. Loại hình dịch vụ nào dưới đây chiếm tỷ trọng cao nhất vùng Đông Nam Bộ và cả nước?
A. Giao thông, vận tải.
B. Xuất nhập khẩu.
C. Bưu chính, viễn thông.
D. Du lịch.
Câu 26. Trung tâm du lịch nào dưới đây lớn nhất ở Đông Nam Bộ và cả nước?
A. TP Hồ Chí Minh.
B. Đà Lạt.
C. Nha Trang.
D. Vũng Tàu.
Câu 27. Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Bình Phước.
D. Long An.
Câu 28. Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ
A. gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
B. gần trung tâm các nước Đông Nam Á.
C. nền nông nghiệp tiên tiến nhất.
D. là trung tâm kinh tế phía Nam.
Câu 29. Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là
A. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.
C. Người lao động có trình độ học vấn, tri thức cao.
D. Người lao động hạn chế về trình độ chuyên môn hơn.
Câu 30. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là
A. tăng cường đầu tư nâng cấp hạ tầng ngày càng hiện đại.
B. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
C. bảo vệ môi trường kết hợp phát triển công nghiệp bền vững.
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu mỏ và khí đốt.