Haylamdo biên soạn và sưu tầm 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 6: Công nghiệp sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa Lí 9.
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 6: Công nghiệp - Cánh diều
Câu 1. Loại tài nguyên nào sau đây là nguyên liệu trong ngành công nghiệp khai khoáng nước ta?
A. Khoáng sản.
B. Sinh vật.
C. Khí hậu.
D. Đất đai.
Chọn A
Nước ta có cơ cấu khoáng sản đa dạng, trong đó có một số khoáng sản có trữ lượng lớn tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.
Câu 2. Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Luyện kim.
B. Hoá chất.
C. Năng lượng.
D. Thực phẩm.
Chọn C
Thuỷ năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng (thủy điện). Ở nước ta trữ năng thủy điện lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,…
Câu 3. Công nghiệp nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Cơ cấu ngành đa dạng.
B. Phân bố rất đồng đều.
C. Sử dụng công nghệ ít.
D. Cơ sở hạ tầng yếu kém.
Chọn A
Công nghiệp nước ta có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước; có cơ cấu đa dạng; chuyển dịch theo hướng tích cực; phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
Câu 4. Công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.
Chọn A
Công nghiệp khai thác dầu thô ở nước ta tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích của vùng biển Đông Nam Bộ, khai thác khí tự nhiên ở vùng biển của các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 5. Loại khoáng sản nào sau đây vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác?
A. Than, dầu khí.
B. Mangan, crôm.
C. A-pa-tit, đồng.
D. Crôm, pirit.
Chọn A
Than đá và dầu khí là hai loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác.
- Nguyên liệu. Than đá, dầu khí được sử dụng trong công nghiệp hóa chất để sản xuất các sản phẩm như nhựa, thuốc nhuộm, và dược phẩm.
- Nhiên liệu. Than đá, dầu khí là nguồn năng lượng chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện, lò luyện kim, và các ngành công nghiệp khác.
Câu 6. Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp khai thác khí tự nhiên.
B. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.
C. Công nghiệp sản xuất máy vi tính.
D. Công nghiệp sản xuất thực phẩm.
Chọn D
Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 7. Công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng chủ yếu do
A. nhiều tài nguyên có giá trị cao.
B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C. nhiều tài nguyên trữ lượng lớn.
D. tài nguyên phân bố ở nhiều nơi.
Chọn B
Công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng chủ yếu do nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú từ nông - lâm - thủy sản, khoáng sản và nguồn tài nguyên khác.
Câu 8. Ngành kinh tế nào sau đây có vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Lâm nghiệp.
Chọn A
Công nghiệp có vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước.
Câu 9. Công nghiệp dệt, may và giày, dép nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiều thương hiệu đã tạo dựng được uy tín.
B. Sản lượng các sản phẩm bấp bênh, giảm dần.
C. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển.
D. Ngành công nghiệp mới phát triển gần đây.
Câu 10. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến ngành công nghiệp của nước ta không phải là
A. Chính sách, thị trường.
B. Dân cư và lao động.
C. Cơ sở hạ tầng, vật chất.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Chọn D
Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động đến sự phân bố và phát triển của ngành công nghiệp là dân cư và lao động; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật công nghiệp, khoa học công nghệ; thị trường và chính sách phát triển công nghiệp; vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu từ sản xuất nông - lâm - thủy sản,… Còn tài nguyên khoáng sản thuộc nhóm nhân tố tự nhiên.
Câu 11. Ngành công nghiệp năng lượng nào sau đây phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh?
A. Thủy triều.
B. Điện gió.
C. Nhiệt điện.
D. Thuỷ điện.
Chọn C
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là ngành công nghiệp nhiệt điện với một số nhà máy nhiệt điện có công suất lớn và rất lớn như Uông Bí, Cẩm Phả, Quảng Ninh,…
Câu 12. Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Chọn A
Hai khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao ở nước ta là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta là
A. Cà Mau.
B. Phả Lại.
C. Phú Mĩ.
D. Uông Bí.
Chọn C
Tổ hợp nhiệt điện Phú Mĩ (1, 2, 3) là tổ hợp nhiệt điện lớn nhất ở nước ta. Tổ hợp này chạy chủ yếu bằng dầu khí khai thác ở thềm lục địa với một số mỏ tiêu biểu như Rồng, Đại Hùng, Lan Tây,…
Câu 14. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây ở nước ta có công suất dưới 1000MW?
A. Phả Lại.
B. Uông Bí.
C. Phú Mĩ.
D. Cà Mau.
Chọn B
- Các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Cà Mau (Cà Mau) -> Những nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho Việt Nam, đảm bảo ổn định nguồn điện cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.
- Một số nhà máy nhiệt điện có công suất dưới 1000MW là Uông Bí, Cẩm Phả, Mạo Khê (Quảng Ninh), Na Dương (Lạng Sơn), Ninh Bình, Thái Bình, Vũng Áng (Hà Tĩnh),…
Câu 15. Các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là
A. Hòa Bình, Phú Mĩ, Phả Lại.
B. Phả Lại, Cà Mau, Sơn La.
C. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mĩ.
D. Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau.
Chọn D
Các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Cà Mau (Cà Mau) -> Những nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng cho Việt Nam, đảm bảo ổn định nguồn điện cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.
Câu 16. Các trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thủ Dầu Một.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Đà Nẵng.
Chọn B
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là các trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất của nước ta hiện nay.
Câu 17. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh.
B. Bắc Ninh.
C. Thái Nguyên.
D. Cao Bằng.
Chọn A
Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, đặc biệt là tập trung 90% ở tỉnh Quảng Ninh.
Câu 18. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta hiện nay là
A. Thác Bà.
B. Trị An.
C. Hòa Bình.
D. Sơn La.
Chọn D
Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất đang hoạt động ở nước ta hiện nay là nhà máy thủy điện Sơn La (2 400 Mw), Hòa Bình (1 920 Mw), Trị An (720 Mw),…
Câu 19. Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
A. Công nghiệp thực phẩm.
B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp điện tử.
D. Công nghiệp hoá chất.
Chọn B
“Điện - đường - trường - trạm”. Trong các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác.
Câu 20. Loại tài nguyên nào sau đây là nguyên liệu trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nước ta?
A. Sinh vật.
B. Đất đai.
C. Nguồn nước.
D. Khí hậu.
Chọn A
Sinh vật là nguyên liệu trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nước ta.
Câu 22. Vị trí địa lí tạo điều kiện cho ngành công nghiệp nước ta
A. giao lưu, nhập nguyên liệu, nhiên liệu.
B. có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.
C. xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp.
D. sản xuất các mặt hàng chất lượng cao.
Chọn A
Vị trí địa lí nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, khu vực phát triển năng động trên thế giới tạo điều kiện giao lưu, nhập nguyên, nhiên liệu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 23. Sông chảy qua địa hình dốc tạo điều kiện phát triển
A. thủy điện.
B. điện khí.
C. điện gió.
D. điện mặt trời.
Chọn A
Sông chảy qua địa hình dốc nên có trữ năng thủy điện lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy điện.
Câu 24. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho công nghiệp nước ta
A. tăng chi phí làm mát, bảo quản máy móc.
B. có tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất.
C. phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng.
D. có sự phân hóa theo chiều bắc - nam.
Chọn A
Khí hậu làm tăng chi phí làm mát, bảo quản máy móc gây khó khăn cho phát triển công nghiệp ở nước ta.
Câu 25. Phân bố công nghiệp nước ta phát triển theo hướng
A. phát huy thế mạnh mỗi vùng.
B. tập trung khu vực thành thị.
C. đa dạng hóa cơ cấu ngành.
D. mở rộng sản xuất ra gần biển.
Chọn A
Phân bố công nghiệp nước ta có những thay đổi, theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi vùng. Hoạt động công nghiệp tập trung nhất ở một số vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác: