Giáo dục công dân lớp 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Giáo dục công dân lớp 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Để học tốt Giáo dục công dân lớp 8, dưới đây là các bài giải bài tập, trả lời gợi ý và trả lời câu hỏi Giáo dục công dân lớp 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ngắn gọn nhất, chi tiết giúp bạn học tốt môn GDCD 8 hơn.
Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 16 trang 45
a) Ai có quyền sở hữu chiếc xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe ?
Trả lời:
- Người có quyền sở hữu chiếc xe là: người chủ chiếc xe.
- Người có quyền sử dụng xe: người chủ chiếc xe và người mượn xe.
b) Quyền sở hữu đối với tài sản bao gồm những quyền gì ?
Trả lời:
- Quyền chiếm hữu (trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản)
- Quyền sử dụng (khai thác giá trị sử dụng và hưởng lợi ích từ tài sản đó)
- Quyền định đoạt (tặng, cho, mua, bán, thừa kế...)
c) Theo em, ông An có quyền đem bán chiếc bình cổ đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Theo em, ông An không có quyền bán chiếc bình cổ đó. Khi xác định được đó không phải tài sản của Nhà nước thì ông An có quyền được bán, nhưng nếu đó là một chiếc bình cổ thì ông An phải giao nộp.
Bài 1 trang 46 Giáo dục công dân 8:
Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Em sẽ khuyên bạn trả lại tiền cho người đó, giải thích cho bạn hiểu đó không phải tiền của mình thì không được lấy, hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Bài 2 trang 46 Giáo dục công dân 8:
Bình nhặt được một túi xách nhỏ trong đó có tiền, một giấy chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Văn Hà và các giấy tờ khác. Do đánh mất tiền đóng học phí, Bình đã vứt giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ, chỉ giữ lại tiền.
Bình hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Bình, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời:
- Bình hành động như vậy là sai.
- Hành vi của Bình là vi phạm pháp luật: sở hữu tài sản bất hợp pháp.
- Nếu là Bình, em sẽ tìm cách trả lại cho người bị mất. Nếu không liên lạc được, em sẽ giao nộp cho công an để họ tìm cách trả lại cho người đã mất. Không vứt cũng không sử dụng tài sản đó.
Bài 3 trang 46 Giáo dục công dân 8:
Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?
Trả lời:
- Hà không có quyền được sử dụng chiếc xe đó vì đó là xe của chị Hoa nên chỉ có chị Hoa mới có quyền sử dụng.
- Ông chủ cửa hàng chỉ có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng.
- Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hư hỏng vì ông chủ cửa hàng đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
- Người bồi thường là ông chủ cửa hàng.
Bài 4 trang 47 Giáo dục công dân 8:
Theo em, nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào trong các phẩm chất sau :
a) Trung thực ;
b) Thật thà ;
c) Liêm khiết;
d) Tự trọng.
Trả lời:
Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện cả 4 phẩm chất nói trên.
Bài 5 trang 47 Giáo dục công dân 8:
Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tôn trọng tài sản của người khác.
Trả lời:
- Vay thì trả, chạm thì đền.
- Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.
- Ai ơi đừng tham của người
Lấy một phải trả gấp mười về sau.
- Chữ tín thay đức con người,
Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.
- Của người nhọc đổ mồ hôi,
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.