GDCD lớp 8 Bài 9 Kết nối tri thức ,Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm trọn bộ lời giải GDCD lớp 8 Bài 9 sách mới Kết nối tri thức ,Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh lớp 8 dễ dàng làm bài tập GDCD lớp 8 Bài 9.
Giải GDCD lớp 8 Bài 9 (sách mới cả ba sách)
Giải GDCD 8 Bài 9 Chân trời sáng tạo
Giải GDCD 8 Bài 9 Kết nối tri thức
Giải GDCD 8 Bài 9 Cánh diều
Lưu trữ: Giải GDCD lớp 8 Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (sách cũ)
Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 9 trang 23
a) Theo em, những hiện tượng nêu ở mục 1 có ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân?
Trả lời:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tâm lí.
- Trẻ em không được đi học, trình độ dân trí thấp.
- Hôn nhân tan vỡ, đời sống gia đình thiếu bền vững
- Đói nghèo và bất bình đẳng.
- Cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu.
b) Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?
Trả lời:
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Làm chuồng nuôi gia cầm cách xa nhà.
- Sử dụng nước sạch.
- Được công nhận phổ cập giáo dục vì đã xóa mù chữ.
- Phong tục, tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ.
- Không xuất hiện các hủ tục, ốm đau được đưa đến trạm xá...
c) Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng ?
Trả lời:
- Kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện.
- Trình độ dân trí được nâng cao, sống theo điều hay lẽ phải.
Bài 1 trang 24 Giáo dục công dân 8:
Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng ?
Trả lời:
Việc làm đúng: có tham gia ủng hộ gia đình, địa phương gặp khó khăn; sử dụng tiết kiệm điện nước; tham gia đúng luật giao thông; tham gia vệ sinh làng xóm láng giềng; giúp đỡ làng xóm xây dựng kinh tế.
Việc chưa làm đúng: sử dụng thực phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn, chưa thăm khám sức khỏe điịnh kì, chưa vận động người xung quanh thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Bài 2 trang 24 Giáo dục công dân 8:
Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao?
a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;
b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;
c) Bỏ trồng cây thuốc phiện ;
d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;
đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;
e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;
g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;
h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;
i) Tích cực đọc sách báo ;
k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;
l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;
m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;
n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;
o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.
Trả lời:
- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o). Đây là những việc làm góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn minh, mọi người được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n). Đây là những việc làm chưa thể hiện trách nhiệm đối với môi trường xung quanh.
Bài 3 trang 25 Giáo dục công dân 8:
Em có nhận xét gì về nếp sống văn hoá nơi gia đình em ở ? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại.
Trả lời:
Nơi em ở đang thực hiện rất tốt nếp sống văn hóa. Cụ thể: mỗi gia đình chỉ sinh 1 – 2 con; mỗi gia đình sống rất ấm no hạnh phúc; mỗi tuần mọi người đều tham gia vệ sinh đường phố; mỗi tháng đều phun trừ muỗi...
Bài 4 trang 25 Giáo dục công dân 8:
Hãy tìm một việc làm mà em cho là thiết thực nhất để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá tại nơi em ở.
Trả lời:
- Vận động mọi người cho con đi học.
- Bỏ hút thuốc lá và các chất độc hại.
- Ngừng dùng than tổ ong và các chất đốt nguy hại cho sức khỏe.