X

Lý thuyết & 120 câu trắc nghiệm Tin học 8

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số hay, chi tiết


Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 9: Làm việc với dãy số hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Tin học 8.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số hay, chi tiết

• Nội dung chính

   - Dữ liệu kiểu mảng

   - Làm việc với biến mảng

   - Sử dụng các biến mảng và câu lệnh lặp

1. Dãy số và biến mảng

   - Dữ liệu kiểu mảng là 1 tập hợp hữu hạn các phần tử có thứ tự, mọi phần tử đều có chung 1 kiểu dữ liệu, gọi là kiểu của phần tử. việc sắp xếp thứ tự được thực hiện bằng cách gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số.

   - Khi khai báo 1 biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng, biến đó được gọi là biến mảng.

   - Ưu điểm sử dụng biến mảng: kiểu mảng để lưu nhiều dữ liệu liên quan đến nhau bằng 1 biến duy nhất và đánh số thứ tự cho các dữ liệu đó giúp cho việc xử lí các dữ liệu ấy đơn giản hơn.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

   - Trong ví dụ trên, ta có:

   + Tên mảng: A

   + Chỉ số: i

   + Số phần tử mảng: 6

   + Kiểu dữ liệu của các phần tử: Kiểu số nguyên

   + Khi tham chiếu đến phần tử thứ I ta viết A[i]. ví dụ A[2]=12

2. Ví dụ về biến mảng

   - Biến mảng chỉ làm việc với kiểu số nguyên hoặc số thực.

   - Cú pháp khai báo:

Var <tên biến mảng> : array[<chỉ số đầu>..<chỉ số cuối>] of<kiểu dữ liệu>;

Lưu ý: chỉ số đầu <= chỉ số cuối và kiểu dữ liệu chỉ có thể là integer hoặc real

- ví dụ: var Chieucao: array[1..20] of real;

   + Tên mảng: Chieucao

   + Kiểu dữ liệu: real

   + Số phần tử: 20

   + Chỉ số đầu: 1

   + Chỉ số cuối: 20

3. truy cập tới các phần tử trong mạng

   - việc truy cập tới phần tử bất kì của mảng được thực hiện thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó trong mảng.

   - việc truy cập ở đây bao gồm các hành động: gán giá trị, đọc giá trị và thực hiện tính toán với giá trị đó

   - ví dụ: khi khai báo biến mảng như sau

var Chieucao: array[1..20] of real;

   +Chieucao[2] := 5, gán giá trị cho phần tử thứ 2 trong mảng Chieucao bằng 5. Ta cũng có thể nhập giá trị này từ bàn phím.

   + Writeln(‘Chieu cao cua ban thu 1 la: ’,Chieucao[1]); lấy giá trị của phần tử thứ 1 trong mảng Chieucao và in ra màn hình.

   + TB:= (Chieucao[1] + Chieucao[2])/2, sử dụng giá trị phần tử thứ 1 và thứ 2 trong mảng Chieucao để tính chiều cao trung bình.

Ví dụ 1: chương trình nhập mức thu nhập của 5 hộ gia đình sử dụng biến mảng

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

Ví dụ 2: chương trình nhập mức thu nhập của 5 hộ gia đình sử dụng biến mảng sau đó in ra các hộ có mức thu nhập trên trung bình.

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

4. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số

Ví dụ 3: viết chương trình nhập N số nguyên từ bàn phím và in ra màn hình số nhỏ nhất và số lơn nhất cùng độ lệch của giá trị đó so với giá trung bình của N số đã nhập. N cũng được nhập từ bàn phím.

Gợi ý:

   - Khai báo biến n để nhập các số nguyên sẽ được nhập vào.

   - Nhập vào 1 biến mảng A

   - Khai báo 1 biến I là biến đếm, và biến MAX, MIN là số lớn nhất và nhỏ nhất của mảng.

   - Kích thước của mảng hay chỉ số cuối phải được khai báo rõ ràng và phải là 1 số cụ thể.

Chương trình:

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

Kết quả:

Lý thuyết Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số (hay, chi tiết)

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án hay khác