Lý thuyết Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện hay, chi tiết
Lý thuyết Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh ôn tập để nắm vững kiến thức môn Tin học 8.
• Nội dung chính
- Cấu trúc rẽ nhánh và hai dạng cấu trúc rẽ nhánh.
- Câu lệnh điều kiện thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
- Là việc điều chỉnh hành động tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
- Ví dụ:
- Khi kết quả là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn
- Khi kết quả là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
2. Điều kiện và phép so sánh
- Điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh, phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
- Để so sánh 2 giá trị số hoặc 2 biểu thức, sử dụng các kí hiệu toán học. các phép so sánh sẽ cho kết quả là đúng hoặc sai.
3. Cấu trúc rẽ nhánh
- Là cấu trúc khi một điều kiện cụ thể nào đó được thỏa mãn thì chương trình sẽ thực hiện 1 lệnh; ngược lại, nếu điều kiện không thỏa mãn thì câu lệnh bị bỏ qua.
- Cấu trúc rẽ nhánh cho phép thay đổi thứ tự thực hiện tuần tự các bước của thuật toán.
- Gồm 2 loại:
+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
+ Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
- Xét 2 ví dụ:
Ví dụ 1: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.
Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
- B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách
- B2: Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là \(70\% \times T\)
- B3: In hoá đơn
Ví dụ 2: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.
Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:
- B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
- B2: Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là \(70\% \times T\); ngược lại, số tiền phải thanh toán là \(90\% \times T\)
- B3: In hoá đơn
- Sự khác nhau giữa 2 dạng này đó là ở dạng đầy đủ, khi điều kiện đầu không thỏa mãn nó sẽ bỏ qua các câu lệnh 1 và thực hiện luôn câu lệnh 2 mà không cần xét điều kiện nữa.
4. Câu lệnh điều kiện
- Các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.
- Cú pháp dạng thiếu: if < điều kiện > then < câu lệnh>;
Nếu điều kiện thoản mãn, chương trình sẽ thực hiện các câu lệnh sau từ khóa then.
- Cú pháp dạng đủ: if < điều kiện> then <câu lệnh 1> else < câu lệnh 2>;
Nếu điều kiện thoản mãn, chương trình sẽ thực hiện các câu lệnh 1 sau từ khóa then. Nếu không, chương trình sẽ thực hiện câu lện 2.
- Ví dụ 1: viết chương trình yêu cầu người dùng nhập 1 số từ bàn phím, nếu số này là số chẵn thì in ra thông báo, ngược lại in ra thông báo là số lẻ.
+ B1: nhập số a;
+ B2: nếu a mod 2 = 0 thì thông báo là số chẵn
+ B3: nếu không thì thông báo a là số lẻ