Chứng minh rằng với n ∈ N* ta có n^3 + 3n^2 + 5n chia hết cho 3
Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học
Bài 2 trang 82 Toán 11: Chứng minh rằng với n ∈ N* ta có:
a) n3 + 3n2 + 5n chia hết cho 3;
b) 4n + 15n – 1 chia hết cho 9;
c) n3 + 11n chia hết cho 6
Trả lời
a) Đặt Sn = n3 + 3n2 + 5n . Với n – 1 thì S1 = 9 ⋮ 3.
Giả sử với k ≥ 1 đã có Sk = k3 + 3k2 + 5k ⋮ 3
Ta phải chứng minh rằng Sk+1 ⋮ 3.
Thật vậy: Sk+1 = (k + 1)3 + 3(k + 1)2 + 5(k + 1)
= k3 + 3k2 + 3k + 1 + 3k2 + 6k + 3 + 5k + 5
= k3 + 3k2 + 5k + 3k2 + 9k + 9
hay Sk+1 = Sk + 3(k2 + 3k + 3).
Theo giả thuyết quy nạp thì Sk ⋮ 3, ngoài ra 3(k2 + 3k + 3) ⋮ 3 nên Sk+1 ⋮ 3.
Vậy Sn ⋮ với mọi n ∈ N*.
b) Đặt Sn = 4n + 15k – 1. Với n = 1, ta có S1 = 41 + 15.1 – 1 = 18 ⋮ 9.
Giả sử với k ≥ 1 thì Sk = 4k + 15k – 1 chia hết cho 9.
Ta phải chứng minh Sk+1 ⋮ 9.
Thật vậy, ta có:
Sk+1 = 4k+1 + 15(k + 1) – 1 = 4(4k + 15 – 1) – 45k + 18 = 4Sk – 9(5k – 2) do đó
Sk+1 ⋮ 9. Vậy Sn ⋮ 9 với mọi n ∈ N*.
c) Đặt An = n3 + 11n. Với n = 1, ta có A1 = 13 + 11 = 12 ⋮ 6
Giả sử với n = k ≥ 1 đã có: Ak = k3 + 11k ⋮ 6
Ta phải chứng minh Ak+1 ⋮ 6.
Thật vậy, ta có:
Ak+1 = (k + 1)3 + 11(k + 1) = k3 + 3k2 + 3k + 1 + 11k + 11
= (k3 + 11k) + 3(k2 + k + 4) = Ak + 3(k2 + k + 4).
Vì Ak ⋮ 6 và k2 + k + 4 = k(k + 1) + 4 là số chẵn nên Ak+1 ⋮ 6
Vậy An = n3 + 11n chia hết cho 6 với mọi n ∈ N*.