X

Lý thuyết Địa Lí 8

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam hay, chi tiết


Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam hay, chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam hay, chi tiết nhất sẽ tóm tắt kiến thức trọng tâm về bài học từ đó giúp học sinh học tốt môn Địa Lí 8.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam hay, chi tiết

Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:

   A. Đồi núi

   B. Đồng bằng

   C. Bán bình nguyên

   D. Đồi trung du

Đáp án: A. Đồi núi

Giải thích: Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. (trang 101 SGK Địa lí 8).

Câu 2: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:

   A. 55%

   B. 65%

   C. 75%

   D. 85%

Đáp án: D. 85%

Giải thích: Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%. (trang 101 SGK Địa lí 8).

Câu 3: Dãy núi cao nhất nước ta là:

   A. Hoàng Liên Sơn

   B. Pu Đen Đinh

   C. Pu Sam Sao

   D. Trường Sơn Bắc

Đáp án: A. Hoàng Liên Sơn

Giải thích: cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-phăng cao 3143m (trang 101 SGK Địa lí 8).

Câu 4: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:

   A. Tây-Đông

   B. Bắc - Nam

   C. Tây Bắc-Đông Nam

   D. Đông Bắc – Tây Nam

Đáp án: C. Tây Bắc-Đông Nam

Giải thích: Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc-đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. (trang 101 SGK Địa lí 8).

Câu 5: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn

   A. Tiền Cambri

   B. Cổ sinh

   C. Trung sinh

   D. Tân kiến tạo

Đáp án: D. Tân kiến tạo

Giải thích: Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa... (trang 101 SGK Địa lí 8).

Câu 6: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là:

   A. Tây bắc-đông nam và vòng cung

   B. Tây bắc-đông nam và tây-đông

   C. Vòng cung và tây-đông

   D. Tây-đông và bắc- nam

Đáp án: A. Tây bắc-đông nam và vòng cung

Giải thích: Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là hướng tây bắc-đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp. (trang 102 SGK Địa lí 8).

Câu 7: Các cao nguyên badan phân bố ở:

   A. Đông Bắc

   B. Tây Bắc

   C. Bắc Trung Bộ

   D. Tây Nguyên

Đáp án: D. Tây Nguyên

Giải thích: (hình 28.1 trang 103 SGK Địa lí 8).

Câu 8: Địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi ở nước ta là:

   A. Địa hình cacxtơ

   B. Địa hình đồng bằng

   C. Địa hình bán bình nguyên

   D. Địa hình cao nguyên

Đáp án: A. Địa hình cacxtơ

Giải thích: (trang 102 SGK Địa lí 8).

Câu 9: Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo

   A. Địa hình cacxtơ

   B. Địa hình đồng bằng

   C. Địa hình đê sông, đê biển

   D. Địa hình cao nguyên

Đáp án: C. Địa hình đê sông, đê biển

Giải thích: (trang 102 SGK Địa lí 8).

Câu 10 : Địa hình nước ta hình thành và biến đổi theo những nhân tố chủ yếu:

   A. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo

   B. Hoạt động ngoại lực: khí hậu, dòng nước…

   C. Hoạt động của con người

   D. Cả 3 nhân tố trên

Đáp án: D. Cả 3 nhân tố trên.

Giải thích: (trang 102 SGK Địa lí 8).

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí lớp 8 hay khác