Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 7 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa Lí 8 Bài 7.
Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 7 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Địa Lí 8 Bài 7:
(Chân trời sáng tạo) Giải Địa Lí 8 Bài 7: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á (sách cũ)
1. Vài nét về lịch sử phát triển của các nước châu Á
a) Thời Cổ đại và Trung đại nhiều dân tộc châu Á đã đạt đến trình độ phát triển cao
b) Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX, hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…
2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến và các nước thuộc địa dần dần giành được độc lập. Tuy nhiên kinh tế kém phát triển.
Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.
- Trình độ phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ rất khác nhau:
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao: Xin-ga-po, Hà Quốc, Đài Loan,..
+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,…
+ Một số nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Nê-pan, Băng-la-đét,…
+ Một số nước giàu dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí: Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-ut,…
- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông-công nghiệp nhưng lại có ngành công nghiệp rất hiện đại như ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ,…: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,..
- Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.