Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 2 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 2 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa Lí 8 Bài 2.
Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 2 (sách mới cả ba sách)
Lời giải sgk Địa Lí 8 Bài 2:
Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 2: Khí hậu châu Á (sách cũ)
1. Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng
a) Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau
Khí hậu châu Á gồm các đới:
- Đới khí hậu cực và cận cực
- Đới khí hậu ôn đới
- Đới khí hậu cận nhiệt
- Đới khí hậu nhiệt đới
- Đới khi hậu Xích đạo
b) Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiêu kiểu khí hậu khác nhau
- Đới khí hậu ôn đới:
+ Kiểu ôn đới lục địa
+ Kiểu ôn đới gió mùa
+ Kiểu ôn đới hải dương
- Đới khí hậu cận nhiệt:
+ Kiểu cận nhiệt địa trung hải
+ Kiểu cận nhiệt gió mùa
+ Kiểu cận nhiệt lục địa
+ Kiểu núi cao
- Đới khí hậu nhiệt đới
+ Kiểu nhiệt đới khô
+ Kiểu nhiệt đới gió mùa
Như vậy, châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu
- Nguyên nhân:
+ Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, lãnh thổ rất rộng.
+ Do ảnh hưởng của các dãy núi.
2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa của châu Á gồm:
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.
+ Kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa phân bố ở Đông Á.
- Kiểu khí hậu gió mùa: một năm có hai mùa gió, mùa đông có gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể; còn mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào có tính chất nóng ẩm và mua nhiều.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.
- Phân bố: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô; lượng mưa trung bình năm 200-500mm; độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp; hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.