X

Lý thuyết Địa Lí 8

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Địa Lí 8 Bài 9.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9 (sách mới cả ba sách)

Lời giải sgk Địa Lí 8 Bài 9:




Lưu trữ: Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á (sách cũ)

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía tây nam của châu Á

- Tiếp giáp:

   + châu Phi, châu Âu.

   + khu vực Trung Á, khu vực Nam Á

   + Vịnh biển: biển A-rap, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi, vịnh Pec-xich.

→ Vị trí chiến lược quan trọng- nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên:

   + Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.

   + Phía tây nam: sơn nguyên A-rap, đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, nột phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

- Dân cư:

   + Tây Nam Á có số dân khoảng 286 triệu dân, phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển.

   + Thành phần dân tộc: chủ yếu là người A-rập và theo đạo Hồi.

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Kinh tế:

   + Hiện nay ngành công nghiệp và thương mại phát triển.

   + Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ rất phát triển, chiếm 1/3 sản lượng dầu thế giới.

   + Nông nghiệp: trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt vải.

- Chính trị: Tình hình chính trị không ổn định, các cuộc tranh chấp gay gắt,…

Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 9 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Địa Lí lớp 8 hay khác