Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) hay, chi tiết
Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11.
I. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược (1931 – 1937)
- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Beclin – Roma – Tokio.
Lễ kí kết hiệp ước thành lập Liên minh phe Trục phát xít
- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
+ Italia xâm lược Ê -ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936-1939).
+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...
- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:
+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô ⇒ chính quyền các nước phát xít lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.
2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới:
a. Hội nghị Muy ních:
- Hoàn cảnh triệu tập:
+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
+ Trong khi Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược; Anh-Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
⇒ 29/9/1938, Hội nghị Muy nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.
Hội nghị Muy-nich
- Nội dung: Anh-Pháp ký hiệp định trao vùng xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
- Đánh giá:
+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.
b. Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních
- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.
- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau".
⇒ Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.
II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG Ở CHÂU ÂU (TỪ THÁNG 9/1/1939 ĐẾN THÁNG 9/1940)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (tháng 9/1939 đến tháng 9/1940).
Thời gian | Diễn biến chiến sự |
1/9/1939 | Đức tấn công Ba Lan. |
Tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 |
- Đức áp dụng chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” ⇒ chiếm được Ba Lan trong vòng 1 tháng. - Anh, Pháp dù tuyên chiến với Đức, song không có hành động quân sự nào chi viện cho Ba Lan. |
Tháng 4/1940 | - Đức chuyển hướng từ phía Đông sang phía Tây, tấn công và chiếm hàng loạt các nước: Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan,... |
Tháng 6/1940 | - Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp do Pê-tanh đứng đầu làm tay sai cho Đức.
|
Tháng 7/1940 | - Đức tấn công Anh nhưng thất bại |
2. Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6/1941)
Thời gian | Diễn biến chiến sự |
Tháng 10/1940 |
- Đức chuyển sang thôn tính các nước Đong và Nam Âu. ⇒ Đến mùa hè năm 1941, phe phát xít đã thống trị phần lớn châu Âu. Đức đã chuẩn bị xong điều kiện tấn công Liên Xô. |
III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
Thời gian | Diễn biến chiến sự | |
Mặt trận Xô – Đức | 22/6/1941 | - Đức tấn công Liên Xô. Với ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến ⇒ quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. |
Tháng 12/1941 | - Nhân dân Liên Xô làm nên chiến thắng Mát-xcơ-va ⇒ Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Đức bị phá sản. |
|
Mùa hè năm 1942 | - Đức tấn công phía Nam Liên Xô, với mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm Xta-lin-grat. Tuy nhiên, Đức không đạt được mục đích này. | |
Mặt trận Bắc Phi | Tháng 10/1941 | Liên quân Mĩ – Anh giành thắng lợi trong trận En A-la-men, giành lại ưu thế trên mặt trận Bắc Phi, thực hiện phản công trên toàn mặt trận. |
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
Thời gian | Diễn biến chiến sự |
7/12/1941 | - Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng. ⇒ Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. |
Từ 12/1941 đến 5/1942, | - Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
|
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.
a. Nguyên nhân:
- Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ, Anh, Pháp thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
b. Sự thành lập:
- Ngày 1/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) ra Tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.
c. Ý nghĩa: Đoàn kết các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trong một mặt trận thống nhất chống phát xít.
IV. QUÂN ĐỒNG MINH CHUYỂN SANG PHẢN CÔNG. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI KẾT THÚC (TỪ THÁNG 11/1942 ĐẾN THÁNG 9/1945)
1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944).
Thời gian | Diễn biến chiến sự | |
Mặt trận Xô – Đức | Tháng 11/1942 đến tháng 2/1943 |
- Hồng quân Liên Xô giành thắng lợi trong trận Xta-lin-grat ⇒ tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh: Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công trên tất cả các mặt trận.
|
Tháng 8/1943 | - Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuôcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức. | |
Tháng 6/1944 | - Phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. | |
Mặt trận Bắc Phi | Tháng 3 đến tháng 5/1943 | - Liên quân Mỹ - Anh phản công quét sạch Đức - Italia khỏi Châu phi. Chiến sự ở Châu phi chấm dứt. |
Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương | Tháng 1/1943 | - Mĩ giành thắng lợi trong trận Gua-đan-ca-nan ⇒ Mỹ chuyển sang phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. |
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt, Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc
a. Phát xít Đức bị tiêu diệt
- Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.
- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
- Năm 1944, Mỹ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tấn công quân Đức ở mặt trận phía Tây từ tháng 2/1945.
- Ngày 16/4 đến 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Beclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.
Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức
- Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở Châu Âu.
Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh
b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
- Từ năm 1944, liên quân Mỹ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Diện, Philipin, các đảo ở Thái Bình Dương.
- Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagaxaki giết hại hàng vạn người.
- Ngày 8 thàng 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện .Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.
Nhật kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện
V. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1. Kết cục
- Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia -Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
2. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai
- Hơn 70 quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến.
- 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố, làng mạc, cơ sở kinh tế bị phá hủy.
* Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.