Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) hay, chi tiết
Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) hay, chi tiết
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945) hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11.
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
Tháng 2/1917 | Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga | - Lật đổ chế độ Nga hoàng. - Hai chính quyền song song tồn tại |
Tháng 10/1917 | Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga | - Lật đổ chính quyền của GCTS. - Thiết lập nền chuyên chính vô sản. - Tạo nên bước ngoặt làm chuyển biến nền chính trị thế giới. - Thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. |
1919 | Quốc tế cộng sản được thành lập. | - Thống nhất và thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. |
Tháng 5/1919 | Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc | - Mở đầu cho phong trào cách mạng chống Đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc. - Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mac – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc. |
Tháng 12/1922 | Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập. | - Sức mạnh và ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng được tăng cường |
1925 - 1941 | Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. | - Kinh tế: Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới (sau Mĩ). - Văn hóa – xã hội: đạt được nhiều thành tựu. |
1929 - 1933 | Khủng hoảng kinh tế thế giới |
- Kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. - Xã hội: bất ổn định, hàng trăm triệu người thất nghiệp... - Chính trị: tác động của khủng hoản đã dẫn đến sự hình thành của hai khổi Đế quốc đối lập nhau: khối đế quốc dân chủ (Anh – Pháp – Mĩ) và khối đế quốc Phát xít (Đức – Italia- Nhật Bản) |
1939 -1945 | Chiến tranh thế giới thứ hai | - 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. - Hàng nghìn thành phố, làng mạc bị phá hủy. - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đưa đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình thế giới. |
II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
- Thứ nhất, sự phát triển khoa học - kĩ thuật đã đưa đến những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại; làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia, dân tộc.
- Thứ hai, chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
- Thứ ba, phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, qua các bước chính:
- Cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
- Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936 – 1939).
- Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
- Thứ tư, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Thứ năm, chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất , tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới.