Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay, ngắn gọn giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn tập để học tốt Lịch sử 11 Bài 6.
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6 (sách mới cả ba sách)
(Kết nối tri thức) Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
(Chân trời sáng tạo) Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
(Cánh diều) Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Lưu trữ: Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6 (sách cũ)
I. Nguyên nhân của chiến tranh
1. Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối XIX đầu XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc:
+ Các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
+ Các nước đế quốc “trẻ” không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa.
⇒ Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nhằm tranh giành thuộc địa đã diễn ra: Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905),...
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau gay gắt:
+ Phe Liên minh: Đức – Italia – Áo-Hung.
+ Phe Hiệp ước: Anh – Pháp – Nga.
⇒ Cả hai khối đế quốc đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ của nhau.
Lược đồ hai khối quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất
(Màu đỏ - phe Liên minh; màu xanh – phe Hiệp ước)
2. Duyên cớ:
- 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi ⇒ giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh.
Thái tử Áo – Hung bị ám sát
II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916)
Thời gian | Diễn biến chiến sự |
28/7/1914 | Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi. |
1/8/1914 | Đức tuyên chiến với Nga. |
3/8/1914 | Đức tuyên chiến với Pháp. |
4/8/1914 | Anh tuyên chiến với Đức. |
Tháng 8/1914 | Đức tấn công Pháp ở mặt trận phía Tây, thủ đô Pa-ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt. |
9/1914 | Nga tấn công Đức ở mặt trận phía Đông. Đức phải điều bớt quân từ mặt trận phía Tây về mặt trận phía Đông ⇒ Pháp được cứu nguy. |
Đầu năm 1915 | Đức tập trung binh lực tấn công Nga ở mặt trận phía Đông, tuy nhiên, Đức không đạt được mục đích loại Nga khỏi vòng chiến. |
1916 |
- Đức chuyển trọng tâm tấn công sang mặt trận phía Tây, mở chiến dịch tấn công Véc-đooong (Pháp, tháng 12/1916), nhưng thất bại. ⇒ Hai phe Hiệp ước và Liên minh chuyển sang giai đoạn phòng ngự. |
2. Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
Thời gian | Diễn biến chiến sự |
Tháng 4/1917 | Mĩ tham chiến, đứng về phe Hiệp ước ⇒ Ưu thế nghiêng về phía phe Hiệp ước. |
Tháng 11/1917 | Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời, thông qua sắc lệnh Hòa bình, kêu gọi các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. |
Tháng 3/1918 | Sau khi kí kết hòa ước Bret-li-tốp, nước Nga Xô Viết rút khỏi chiến tranh. |
Tháng 9/1918 | Quân Anh – Pháp – Mĩ tổng phản công trên tất cả các mặt trận ⇒ quân Đức liên tiếp thu trận, đồng minh của Đức bị tiêu diệt. |
11/11/1918 | Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Đức kí hiệp định đầu hàng kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất |
III. KẾT CỤC CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:
+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy... bị phá hủy.
Hậu quả chủa Chiến tranh thế giới thứ nhất
+ Chi phí cho chiến tranh của các nước Đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD.
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới.