Bài tập có lời giải trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 SBT Sinh học 8
Bài tập có lời giải trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 SBT Sinh học 8
Với Bài tập có lời giải trang 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103 SBT Sinh học 8 hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Sinh học lớp 8 hơn.
Bài 1 trang 97 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Vì sao nói: Nơron là đơn vị cấu tạo và là đơn vị chức năng của tổ chức thần kinh (hệ thẩn kinh) ?
Lời giải:
- Nơron là đơn vị cấu tạo của mô thần kinh nói riêng và hệ thần kinh nói chung :
+ Thân nơron và các sợi nhánh tập trung tạo nên chất xám của vỏ đại não, vỏ tiểu não, các nhân dưới vỏ, trong chất xám tuỷ sống và các hạch thần kinh ngoại biên (hạch giao cảm và đối giao cảm).
+ Các sợi trục của nơron phần lớn có bao miêlin, tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh (não, tuỷ) và hầu hết các dây thần kinh thuộc bộ phận ngoại biên của hệ thần kinh (chỉ có các sợi sau hạch của dây giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh sinh dưỡng là không có bao miêlin).
Các sợi trục phân nhánh và tận cùng mỗi nhánh bằng các chuỳ xináp (còn gọi là cúc xináp) là nơi tiếp giáp giữa các nơron với các sợi nhánh hay thân của các nơron sau hoặc tiếp giáp với các tế bào của các cơ quan phản ứng (cơ, tuyến). Trong các chuỳ xináp có các bọng chứa các chất môi giới hoá học do bản thân nơron tổng hợp nên, có chức năng chuyển giao các thông tin từ nơron tới nơron tiếp sau hoặc các cơ quan khi nơron tiếp nhận kích thích từ môi trường.
- Nơron đồng thời là đơn vị chức năng của hệ thần kinh vì nơron có khả năng hưng phấn và dẫn truyền. Nơron là các thành phần chủ yếu của một cung phản xạ, mà phản xạ là chức năng của hệ thần kinh vì mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Cung phản xạ thông thường bao gồm nơron hướng tâm tiếp xúc với bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ quan) và nơron li tâm tiếp xúc với cơ quan phản ứng. Nơron hướng tâm và li tâm tiếp xúc trực tiếp hay qua một nơron trung gian trong chất xám tuỷ sống hay vỏ não.
Bài 2 trang 97 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Nêu đặc điểm cấu tạo của một nơron điển hình mà em biết.
Lời giải:
Hệ thần kinh ở người có khoảng 1000 tỉ (1012) nơron, riêng vỏ não có khoảng 100 tỉ (1011) nơron.
Hình dạng và kích thước của nơron có thể khác nhau tuỳ loại và tuỳ các bộ phận. Một nơron điển hình bao gồm : thân nơron, các sợi nhánh và một sợi trục dài, tận cùng bằng các chuỳ xináp.
- Thân nơron có 1 nhân, trong đó có nhân con, xung quanh là tế bào chất chứa các ti thể, thể Gôngi, mạng lưới nội chất hạt và một bộ xương trong (gồm các vi ống và xơ thần kinh) phân chia mạng lưới nội chất hạt thành các vùng sẫm màu gọi là thể Nissl (thể Nis) nên nơi tập trung thân nơron và các sợi nhánh thường có màu xám gọi là chất xám (vỏ não, trung ương tuỷ...)ẳ Nơron được phân hoá từ rất sớm trong quá trình phát triển phôi thai và cũng sớm mất đ: khả năng phân chia vì thiếu trung thể, nhưng phần lớn có đời sống rất dài và hoạt động cùng với tuổi thọ của con người.
- Từ thân toả ra các sợi nhánh, số lượng có thể tới hàng ngàn và là nơi tiếp nhận các thông tin từ các nơron khác chuyển tới qua các chuỳ xináp. Một nơron của tế bào tháp ở vỏ não có chừng 40000 xináp, từ các nơron khác phân bố tới Một nơron vận động ở tuỷ sống cũng tiếp nhận khoảng 10000 xináp từ các nơron khác gửi tới (trong đó chừng 8000 xináp tiếp cận với các sợi nhánh, chi có khoảng 2000 xináp tiếp cận với thân nơron).
- Thân tiếp cận với sợi trục thông qua gò axon. Sợi trục thường dài, độ dài có thể thay đổi từ vài mm đến hơn lm. Phần lớn các sợi trục đều có bao miêlin. trừ các sợi trục của các nơron sau hạch thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng là scr. trần. Các sợi trục có bao miêlin tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh và phần lớn các dây thần kinh ngoại biên. Tận cùng các sợi trục là các chuỳ xináp, trong có các bọng xináp chứa một chất môi giới hoá học hay chất truyền tin thần kinh xác định.
Bài 3 trang 98 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Hệ thần kinh ở người bao gồm những bộ phận nào ?
(Có thể trình bày khái quát dưới dạng sơ đồ)
Lời giải:
Sơ đồ các bộ phận của hệ thần kinh ở người :
Bài 4 trang 100 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Nêu những đặc điểm của hệ thẩn kinh ở người thể hiện sự tiến hóa vươt hẳn các động vật thuộc lớp Thú.
Lời giải:
Hệ thần kinh ở các động vật có vú thuộc lớp Thú trong đó có cả con người đại thể giống nhau về các thành phần cấu tạo, gồm bộ não, tuỷ sống, và các dây thần kinh ; nhưng não người phát triển hơn não của động vật và có hiện tượng đầu hoá rất rõ,, nghĩa là :
- Tỉ lệ giữa não và tuỷ sống tăng dần, thể hiện mức độ tiến hoá của tổ chức thầr. kinh giữa các động vật.
Động vật | Tỉ lệ não/tuỷ |
Rùa | 1 |
Cừu, bò, ngựa | 2,5 |
Mèo | 3 |
Chó | 5 |
Hắc tinh tinh | 15 |
Người | 45 |
- Nếu xét tỉ lệ khối lượng não với khối lượng cơ thể thì ở :
Động vật | Tỉ lệ não/khôi lượng cơ thể |
Cá voi | 1/2000 |
Voi | 1/500 |
Sư tử | 1/500 |
Chó | 1/250 |
Hắc tinh tinh | 1/100 |
Người | 1/45 |
Sự tiến hoá của bộ não người không chỉ thể hiện ở sự tăng kích thước và khối lượng so với khối lượng cơ thể mà còn ở sự tăng diện tích bề mặt của vỏ não nhờ các khe, rãnh ăn sâu vào bên trong : chỉ có 1/3 bề mặt não lộ ra ngoài, còn 2/3 nằm sâu trong các khe, rãnh làm tổng diện tích vỏ não lên tới 220000mm, với chiều dày trung bình là 2 - 3mm chứa tới 100 tỉ nơron.
Bài 5 trang 101 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Trình bày nhũng thí nghiệm tìm hiểu chức năng của chất trắng và chất xám trong cấu tạo của tuỷ sống.
Lời giải:
Thí nghiệm được tiến hành trên ếch.
Muốn tìm hiểu chức năng của các thành phần cấu tạo nên tuỷ sống, cần tiến hành theo các bước sau :
Bước 1. Trước hết phải loại trừ ảnh hưởng của não bằng cách huỷ não với dùi huỷ tuỷ (tiến hành như huỷ tuỷ nhưng quay ngược mũi kim lên phía não sau khi đã xuyên qua da vào hố khớp đầu cổ).
Bước 2. Tìm hiểu chức năng của chất trắng :
Kích thích nhẹ vào chi sau rồi chi trước, sau đó kích thích mạnh vào chi sau rồi chi trước.
Quan sát và ghi lại phản ứng của ếch trong các trường hợp trên với mức độ kích thích yếu, mạnh khác nhau. Từ đó sơ bộ rút ra nhận xét mang tính giả định. Cụ thể sẽ quan sát thấy :
- Khi kích thích nhẹ chi nào chi ấy co ; nhưng khi kích thích mạnh các chi dưới thì các chi trên cũng co và ngược lại khi kích thích các chi trên thì chi dưới cũng co (quy ước trên dưới vì ếch thí nghiệm được treo trên giá).
- Kết quả trên cho phép suy đoán rằng : Giữa các căn cứ (trung khu) tiếp nhận và điều khiển co chi dưới có liên quan đến các căn cứ điều khiển chi trên và ngược lại các căn cứ tiếp nhận và điều khiển chi trên cũng có liên quan đến các căn cứ điều khiển hoạt động của chi dưới thông qua các đường dẫn truyền dọc do các sợi trục có bao miêlin, tạo nên chất trắng trong tuỷ sống, thực hiện.
- Suy đoán (hay dự đoán) trên mới chỉ mang tính chất giả định, cần được chứng minh bằng thí nghiệm : cắt ngang chất trắng trong tuỷ sống làm sao để không ảnh hưởng tới các căn cứ điều khiển các chi trên cũng như chi dưới (nghĩa là phải cắt ở một vị trí xác định giữa đôi dây thần kinh da giữa lưng thứ I và thứ II ứng với giữa đốt sống thứ IV và V bằng một lưỡi dao nhọn và sắc).
- Sau đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau, rồi chi trước : sẽ không cho kết quả như trước khi cắt, nghĩa là kích thích chi dưới thì chí có chi dưới co và khi kích thích các chi trên thì chỉ có chi trên co (nếu vết cắt đủ sâu để cắt đứt hoàn toàn các đường liên hệ trong chất trắng). Như vậy, dự đoán hay giả định trên đã được khẳng định.
Bước 3. Tìm hiểu chức năng của chất xám tuỷ sống (tức căn cứ điều khiển hoại động của các chi).
Huỷ 1 trong 2 căn cứ điều khiển chi trên hoặc chi dưới.
- Nếu huỷ căn cứ điều khiển chi trên thì chắn lưỡi dao vào vết cắt ngang ở cuỏì bước 2, rồi luồn kim huỷ tuỷ vào ống tuỷ ở trên dao chắn và kích thích mạnh thì chi trên không co nữa vì căn cứ nằm trong chất xám đã bị phá huỷ.
- Nếu huỷ căn cứ điều khiển chi dưới thì luồn kim huỷ tuỷ, luồn qua vết cãỉ ngang xuyên vào ống tuỷ để huỷ tuỷ rồi kích thích mạnh, thì các chi sau sẽ không co nữa. Đó cũng là điều muốn chứng minh.
Bài 6 trang 102 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Hãy nêu dự kiến các bước tiến hành trong thí nghiệm để phát hiện các rể tuỷ liên quan đến dây thẩn kinh tuỷ đi tới các chi sau ếch xem rễ nào còn, các rễ nào đã bị đút khi em Quân mở các cung đốt sống để tìm các rễ tuỷ chuẩn bị cho thầy, cô tiến hành thí nghiệm "tìm hiểu vể chúc năng của dây thẩn kinh tủy".
Lời giải:
Điều đã biết qua bài học :
- Chức năng của chất trắng trong tuỷ sống là liên hệ giữa các căn cứ điều khiển các chi dưới với trên và ngược lại.
- Rễ sau là rễ cảm giác, dẫn truyền xung hướng tâm và rề trước là rễ vận độn: dẫn truyền xung li tâm.
- Dựa trên những hiểu biết đó, ta có thể đề ra các phương án dự kiến thí nghiệr để tìm xem rễ nào còn, rễ nào mất giúp Quân trước khi đưa lên lớp để thấy minh hoạ cho bài dạy.
- Phương án 1. Kích thích các chi sau, có thể xảy rạ các trường hợp sau :
a) Kích thích chi sau bên phải:
- Không chi nào co cả → kết luận : rễ sau chi sau bên phải đứt.
- Chi sau bên phải và trái đều co : rễ sau bên phải, cả rễ trước đi tới hai chi đó đều còn.
- Chỉ có chi sau bên phải hoặc bên trái co : rễ sau bên phải còn và chi bên nào co chứng tỏ chi bên đó còn rễ trước, nhưng chưa biết rễ sau chi bên trái còn không ?
b) Phải tiếp tục kích thích chi sau bên trái :
Nếu còn thấy một trong các chi nào đó co chứng tỏ rễ sau bên trái chưa đứt.
c) Nếu kích thích cả hai chi sau đều không thấy chi nào co thì chỉ có thể kết luận các rễ sau đã bị đứt hết ; vậy các rễ trước còn hay đứt ? Muốn biết rõ phải tiếp tục bước d.
d) Kích thích mạnh chi trước, xung sẽ truyền theo chất trắng xuống các căn cứ điều khiển chi sau, nếu rễ vận động bên nào còn thì chi bên đó sẽ co.
- Phương án 2. Đơn giản hơn nhiều, chỉ cần :
a) Kích thích ngay chi trước thật mạnh, chi sau bên nào co chứng tỏ rễ vận động tương ứng với chi bên đó vẫn còn, chưa bị đứt.
b) Tiếp đó lần lượt kích thích mạnh các chi sau để xem rễ sau bên nào còn, bên nào đứt ? Nếu còn, ếch sẽ phản ứng, nếu đã bị đứt, sẽ không gây phản ứng ở ếch.
Bài 7 trang 103 Sách bài tập Sinh học lớp 8: So sánh cấu tạo và chúc năng của phân hệ thẩn kinh vận động vói phân hệ thẩn kinh sinh duỡng trong hệ thẩn kinh.
Lời giải:
Hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. Cả hai hệ có những điểm giống nhau về phương diện cấu tạo và chức năng. Ví dụ :
- Về cấu tạo : đều gồm bộ phận trung ương nằm trong não bộ, tuỷ sống và bộ phận ngoại biên đều có đường dẫn truyền hướng tâm từ các thụ quan về trung ương và các đường li tâm từ trung ương đến các cơ quan đáp ứng.
- Về chức năng : đều tham gia điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan bằng cơ chế phản xạ. Song cũng có những điểm sai khác cơ bản về cả cấu tạo lẫn chức năng giữa hai hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.