Giải SBT Sinh học lớp 8 Chương 7: Bài tiết
Giải SBT Sinh học lớp 8 Chương 7: Bài tiết
Với Giải sách bài tập Sinh học lớp 8 Chương 7: Bài tiết hay nhất, chi tiết sẽ giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu để giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi cũng như hiểu rõ bài học và học tốt môn Sinh học lớp 8 hơn.
- Bài tập có lời giải trang 77, 78 SBT Sinh học 8
- Bài tập tự luận trang 78, 79 SBT Sinh học 8
- Bài tập trắc nghiệm trang 79, 80, 81, 82, 83, 84 SBT Sinh học 8
Bài tập có lời giải trang 77, 78 SBT Sinh học 8
Bài 1 trang 77 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Bài tiết là gì ? Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào vói cơ thể người ? Cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
- Khái niệm bài tiết :
Bài tiết là hoạt động lọc thải các sản phẩm dư thừa và độc hại của các cơ quan bài tiết như da, phổi, thận ra khỏi cơ thể.
- Vai trò của hoạt động bài tiết trong cơ thể người .
Bài tiết giúp cơ thể thải loại các sản phẩm chất độc hại của quá trình dị hoá và các sản phẩm dư thừa khác, để duy trì tính ổn định của môi trường trong (áp suất thẩm thấu, pH...).
- Ví dụ minh hoạ:
+ Chẳng hạn, vì một lí do nào đó bị bí tiểu tiện, sẽ bị nhiễm độc máu gây đầu độc cơ thể sẽ (hôn mê) do nồng độ urê tích luỹ trong máu tăng cao.
+ Nồng độ NaCl trong máu cao nếu không được thận lọc thải sẽ gây phù nề do tăng áp suất thẩm thấu, cơ thể giữ nước.
Bài 2 trang 77 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Thành phẩn của nuớc tiểu đẩu khác vói máu như thế nào ?
Lời giải:
Nước tiểu đầu và máu khác nhau :
- Nước tiểu đầu : được tạo thành qua màng lọc ở cầu thận, ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, nước tiểu đầu giống huyết tương của máu nhưng không có các tế bào máu và prôtêin, là các phần tử có kích thước lớn nên không đi qua lỗ lọc.
- Máu : có chứa các tế bào máu và prôtêin.
Bài 3 trang 78 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Thành phần nuớc tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ử những điểm nào ?
Lời giải:
Nước tiểu đầu | Nước tiểu chính thức |
Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn | Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn |
Chứa ít các chất dư thừa và độc hại | Chứa nhiều các chất dư thừa và chất độc hại |
Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng | Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng |
Sở dĩ có sự khác nhau đó là do sau khi hình thành nước tiểu đầu có quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng và tiếp tục bài tiết các chất không cần thiết đối với cơ thể ở ống thận để tạo nước tiểu chính thức.
Bài tập tự luận trang 78, 79 SBT Sinh học 8
Bài 1 trang 78 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu ?
Lời giải:
- Điểm khác nhau :
+ Nước tiểu đầu : Không có các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn
+ Máu : Có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn.
- Giải thích sự khác nhau :
+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận.
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.
+ Màng lọc là vách mao mạch với kích thước lỗ là 30 - 40A.
+ Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.
Bài 2 trang 78 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Sự tạo thành nước tiểu đã diễn ra như thế nào ?
Lời giải:
Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau :
- Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết như Na+, Ca2+... diễn ra ở ống thận và kết quả là từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức.
- Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra môi trường ngoài.
Bài 3 trang 79 Sách bài tập Sinh học lớp 8: Hệ bài tiết nước tiểu của người có thể bị gây hại như thế nào ?
Lời giải:
Có thể trả lời theo gợi ý sau :
- Cầu thận có thể bị gây hại như thế nào ?
- Ống thận có thể bị gây hại như thế nào ?
- Đường dẫn nước tiểu có thể bị gây hại như thế nào ?