Bài 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 trang 38 SBT Toán 7 tập 2
Bài 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 trang 38 SBT Toán 7 tập 2
Bài 11: Cho hình sau. So sánh các độ dài AB, AC, AD, AE.
Lời giải:
Vì điểm C nằm giữa B và D nên BC < BD (1)
Vì điểm D nằm giữa B và E nên BD < BE (2)
Từ (1) và (2) suy ra: BC < BD < BE
Vì B, C, D, E thẳng hành và AB ⊥ BE nên:
AB < AC < AD < AE
(đường xiên nào có hình chiếu nhỏ hơn thì nhỏ hơn)
Bài 12: Cho hình bên. Chứng minh rằng MN < BC.
Lời giải:
Nối BN.
Vì M nằm giữa A và B nên AM < AB
Ta có: NA ⊥ AB
Suy ra: NM < NB (đường xiên nào có hình chiếu nhỏ hơn thì nhỏ hơn) (1)
Vì N nằm giữa A và C nên AN < AC
Lại có: BA ⊥ AC
Suy ra: BN < BC (đường xiên nào có hình chiếu nhỏ hơn thì nhỏ hơn) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: MN < BC
Bài 13: Cho tam giác ABC cân tại A có AB = AC = 10cm, BC = 12cm. Vẽ cung tròn tâm A có bán kính 9cm. Cung đó có cắt đường thẳng BC hay không, có cắt cạnh BC hay không? Vì sao?
Lời giải:
Kẻ AH ⊥ AB.
Xét hai tam giác vuông AHB và AHC, ta có:
∠AHB = ∠AHC = 90°
AB = AC (gt)
AH cạnh chung
Suy ra: ΔAHB = ΔAHC
(cạnh huyền - cạnh góc vuông)
Suy ra: HB = HC (hai cạnh tương ứng)
Ta có: HB = HC = BC/2 = 6 (cm)
Trong tam giác vuông AHB có ∠AHB = 90°
Áp dụng định lí Pi-ta-go, ta có:
AB2 = AH2 + HB2 ⇒ AH2 = AB2 - HB2 = 102 - 62 = 64
⇒ AH = 8 (cm)
Do bán kính cung tròn 9(cm) > 8(cm) nên cung tròn tâm A bán kính 9 cm cắt đường thẳng BC.
Gọi D là giao điểm của cung tròn tâm A bán kính 9 cm với BC.
Vì đường xiên AD < AC nên hình chiếu HD < HC.
Do đó D nằm giữa H và C.
Vậy cung tròn tâm A bán kính 9 cm cắt cạnh BC.
Bài 14: Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa A và C (BD không vuông góc với AC). Gọi E và F là chân đường vuông góc kẻ từ A và C đến đường thẳng BD. So sánh AC với tổng AE + CF.
Lời giải:
Trong ΔADE, ta có ∠(AED) = 90°
Suy ra: AE < AD (1)
Trong ΔCFD, ta có ∠(CFD) = 90°
Suy ra: CF < CD (2)
Cộng từng vế (1) và (2), ta có:
AE + DF < AD + CD
Vì D nằm giữa A và C nên AD + CD = AC
Vậy AE + CF < AC.
Bài 15: Cho tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của AC. Gọi E và F là chân các đường vuông góc kẻ từ A và C đến đường thẳng BM. Chứng minh rằng AB < (BE + BF) / 2 .
Lời giải:
Trong ΔABM, ta có ∠(BAM) = 90°
Suy ra: AB < BM
Mà BM = BE + EM = BF - MF
Suy ra: AB < BE + EM
AB < BF - FM
Suy ra:AB + AB < BE + ME + BF - MF (1)
Xét hai tam giác vuông AEM và CFM, ta có:
∠(AEM) = ∠(CFM) = 90°
AM = CM (gt)
∠(AME) = ∠(CMF) (đối đỉnh)
Suy ra: ΔAEM = ΔCFM (cạnh huyền - góc nhọn)
Suy ra: ME = MF (2)
Từ (1) và (2) suy ra: AB + AB < BE + BF
Suy ra: 2AB < BE + BF
Vậy AB < (BE + BF) / 2 .
Bài 16: Cho tam giác ABC cân tại A, điểm D nằm giữa B và C. Chứng minh rằng độ dài AD nhỏ hơn cạnh bên của tam giác ABC.
Lời giải:
Kẻ AH ⊥ BC.
* Trường hợp H trùng với D
Ta có AH < AC (đường vuông góc ngắn hơn đường xiên)
Suy ra: AD < AC
* Trường hợp H không trùng với D
Giả sử D nằm giữa H và C.
Ta có: HD < HC
Suy ra: AD < AC (hình chiếu nhỏ hơn thì có đường xiên nhỏ hơn)
Vậy AD nhỏ hơn cạnh bên của tam giác cân ABC.
Bài 17: Cho hình sau trong đó AB > AC. Chứng minh rằng EB > EC.
Lời giải:
Ta có: AB > AC (gt)
Suy ra: HB > HC (đường xiên lớn hơn có hình chiếu lớn hơn)
Suy ra: EB > EC (hình chiếu lớn hơn thì có đường xiên lớn hơn)