X

Giải vở bài tập Công nghệ 8

Giải vở bài tập Công nghệ 8 Bài 22. Dũa và khoan kim loại


Giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 22. Dũa và khoan kim loại

Bài 22. Dũa và khoan kim loại

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Công nghệ lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 22. Dũa và khoan kim loại hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Công nghệ 8.

I. DŨA (Trang 50-Vở bài tập Công nghệ 8)

- Dũa dùng để: tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm trên các máy công cụ.

- Quan sát hình 22.1 SGK, em hãy điền vào chỗ trống (...) để câu trở thành đúng.

Lời giải:

+ Hình 22.1a là dũa tròn dùng để dũa vật cho tròn.

+ Hình 22.1b là dũa dẹt dùng để dũa cho vật dẹt đi.

+ Hình 22.1c là dũa tam giác dùng để dũa cho vật thành hình tam giác.

+ Hình 22.1d là dũa vuông dùng để dũa cho vật thành các góc vuông.

+ Hình 22.1e là dũa bán nguyệt dùng để dũa cho vật thành góc bán nguyệt.

- Quan sát hình 22.2 SGK, em hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với một số cụm từ ở cột B để chỉ cách cầm dũa và thao tác dũa.

Lời giải:

Bài 22. Dũa và khoan kim loại

II. KHOAN (Trang 51-Vở bài tập Công nghệ 8)

- Em hãy điền chữ Đ hoặc S vào ô trống ở những câu sau:

Khoan lỗ là phương pháp phổ biến để gia công:

Lời giải:

+ Tạo lỗ Đ
+ Mài mặt phẳng S
+ Làm rộng lỗ Đ
+ Cắt vật liệu S

- Quan sát hình 22.4 SGK, em hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với một số cụm từ ở cột B để mô tả cấu tạo của khoan tay và khoan máy.

Lời giải:

Bài 22. Dũa và khoan kim loại

- Em hãy điền dấu (x) vào ô trống để chỉ những quy định an toàn khi khoan:

Lời giải:

+ Có thể dùng lại mũi khoan cùn
+ Khoan khi mũi khoan và vật liệu khoan đã được kẹp chăt x
+ Vật khoan đặt thẳng góc với mũi khoan x
+ Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan
+ Cúi gần mũi khoan để quan sát
+ Không để vật khác chạm vào mũi khoan mũi khoan đang quay x

Câu 1 (Trang 52-Vở bài tập Công nghệ 8): Em hãy nêu những kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại.

Lời giải:

- Chuẩn bị:

Cách chọn e tô và tư thế đứng dũa giống như tư thế đứng cưa.

Kẹp vật dũa chặt vừa phải sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt e tô từ 10-20mm. Đối với các vật mềm, cần lót tôn mỏng hoặc gỗ ở má ê tô để tránh bị xước vật.

- Cách cầm dũa và thao tác dũa:

Tay phải cầm cán dũa hơi ngửa lòng bàn tay, tay trái đặt hẳn lên đầu dũa

Khi dũa phải thực hiện hai chuyển động: một là đẩy dũa tạo lực cắt, khi đó hai tay ấn xuống, điều khiển lực ấn của hai tay cho dũa được thăng bằng; hai là khi kéo dũa về không cần cắt, do đó kéo nhanh và nhẹ nhàng.

Câu 2 (Trang 52-Vở bài tập Công nghệ 8): Nếu cấu tạo mũi khoan và kĩ thuật cơ bản khi khoan.

Lời giải:

- Mũi khoan có ba phần chính: phần cắt, phần dẫn hướng và phần đuôi.

- Kĩ thuật khoan

Lấy dấu, xác định tâm lỗ trên vật cần khoan.

Chọn mũi khoan có đường kính bằng đường kính lỗ cần khoan.

Lắp mũi khoan vào bầu khoan.

Kẹp vật khoan lên ê tô trên bàn khoan.

Quay tay cho mũi khoan đi xuống, điều chỉnh sao cho tâm lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan.

Bấm công tắc điện, điều chỉnh tay quay từ từ để mũi khoan khoan hết chiều sâu của lỗ cần khoan.

Câu 3 (Trang 52-Vở bài tập Công nghệ 8): Để đảm bảo an toàn khi dũa và khoan, em cần chú ý những điểm gì?

Lời giải:

- Không dùng mũi khoan cùn, không khoan khi mũi khoan và vật khoan chưa được kẹp chăt.

- Vật khoan phải thẳng góc với mũi khoan để tránh gãy mũi khoan.

- Quần áo, tóc gọn gàng, không dùng găng tay khi khoan.

- Không cúi gần mũi khoan.

- Không dùng tay hoặc để vật khác chạm vào mũi khoan khi mũi khoan đang quay.

Xem thêm các bài Giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 hay, ngắn gọn khác: