Giải vở bài tập Công nghệ 8 Bài 30. Biến đổi chuyển động
Giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 30. Biến đổi chuyển động
Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Công nghệ lớp 8, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Công nghệ lớp 8 Bài 30. Biến đổi chuyển động hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Công nghệ 8.
I. TẠI SAO CẦN BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (Trang 65-Vở bài tập Công nghệ 8)
- Quan sát hình 30.1 SGK, em hãy hoàn thành các câu sau:
Lời giải:
+ Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.
+ Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.
+ Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay
+ Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.
- Em hãy hoàn thành sơ đồ quá trình làm việc của máy khâu để có chuyển động lên, xuống của kim máy
Lời giải:
II. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG (Trang 66-Vở bài tập Công nghệ 8)
1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay – con trượt)
- Quan sát hình 30.2 SGK, em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện nội dung sau:
Lời giải:
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt
- Em hãy gạch chân những máy đã ứng dụng cơ cấu tay quay con trượt dưới đây:
Lời giải:
Êtô; máy ép mía; máy cày; bàn trượt máy tiện; máy khâu đạp chân.
2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc (cơ cấu tay quay – thanh lắc)
- Quan sát hình 30.4 SGK, em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện các câu sau:
Lời giải:
Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
Nếu cho thanh 3 chuyển động quay tròn thì tay quay 1 sẽ chuyển động lắc.
- Em hãy gạch chân những máy có ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc:
Lời giải:
Cái quạt nước trên ô tô; máy khâu; máy bơm nước; máy tuốt lúa; xe lăn; xe đạp.
Câu 1 (Trang 67-Vở bài tập công nghệ 8): Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay-con trượt.
Lời giải:
- Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.
- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ. Chuyển động của tay quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
- Ứng dụng: máy khâu đạp chân, cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước, ...
Câu 2 (Trang 67-Vở bài tập công nghệ 8): Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng – thanh răng.
Lời giải:
Tay quay – con trượt | Bánh răng – thanh răng | |
Giống | - Đều có cấu tạo gần giống nhau gồm: tay quay, thanh truyền và giá đỡ. | |
Khác | Dùng con trượt Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến | Dùng thanh lắc Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc. |
Câu 3 (Trang 67-Vở bài tập công nghệ 8): Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng cơ cấu tay quay – thanh lắc.
Lời giải:
- Cấu tạo: gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay.
- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay quay đều trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
- Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy.
Câu 4 (Trang 67-Vở bài tập công nghệ 8): Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các cơ cấu trên trong đồ dùng gia đình.
Lời giải:
- Cơ cấu tay quay – thanh lắc: máy khâu đạp chân, quạt máy (tuốc năng), ...
- Cơ cấu tay quay – con trượt: điều chỉnh bấc của bếp dầu, ...