Vở bài tập Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
Vở bài tập Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
Bài 1 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 6: Quan sát, phân tích Sơ đồ phân hóa xã hội (trang 55 – SGKLS6) em thấy ở thời kì này xã hội nước ta đã phân hóa sâu sắc hơn trước như thế nào?
a) Tầng lớp nào mất đi?
b) Tầng lớp nào mới hình thành?
c) Em có biết tại sao từ một tầng lớp nông dân công xã, lúc này lại có thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc?
Trả lời:
a) Tầng lớp quý tộc (gồm cả vua) mất đi.
b) Tầng lớp mới hình thành: quan lại đo hộ, địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.
c) Từ tầng lớp nông dân công xã, lúc này có thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc vì: Một bộ phận nông dân bị mất ruộng, không có tài sản, họ phải đi cày thuê, trở thành nông dân lệ thuộc.
Bài 2 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 6: Đọc lại phần in nghiêng (trang 55 – SGKLS6), cho biết có những gì mới về xã hội được du nhập vào nước ta?
Trả lời:
Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo cùng những luật lệ, phong tục của người Hán được du nhập vào nước ta.
Bài 3 trang 49 Vở bài tập Lịch sử 6: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô nhưng nhân dân ta ở các làng xã vẫn giữ được phong tục tập quán riêng của mình.
Các phong tục cổ truyền vẫn giữ được là…
Trả lời:
Các phong tục cổ truyền vẫn giữ được là xăm mình, nhuộm rang, ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy,…
Bài 4 trang 50 Vở bài tập Lịch sử 6: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”
a) Em hiểu gì về phẩm chất cao quý của Bà Triệu qua đoạn văn tự sự trên?
b) Bà Triệu cùng anh dấy binh khởi nghĩa lúc mới 19 tuổi, điều đó làm cho thanh thiếu niên chúng ta có suy nghĩ gì?
Trả lời:
a) Bà Triệu là con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn, Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người Việt kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành độc lập cho dân tộc.
b) Điều đó giúp cho thanh thiếu niên chúng ta khâm phục Bà Triệu, coi Bà Triệu là tấm gương sáng để học tập và noi theo. Chúng ta phải hết sức rèn luyện, phấn đấu học tập để không phụ công cha ông đi trước.