Vở bài tập Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Vở bài tập Lịch Sử 6 Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 1 trang 65 Vở bài tập Lịch sử 6: Năm 937, Kiều Công Tiễn giết hại Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ, lại cầu cứu nhà Nam Hán đem quân sang hợp sức chống lại Ngô Quyền.
Em có nhận xét gì về hành động của Kiều Công Tiễn?
Trả lời:
Đây là hành động sai trái, phản quốc. Kiều Công Tiễn vì quyền lợi cá nhân mà hi sinh lợi ích dân tộc.
Bài 2 trang 65 Vở bài tập Lịch sử 6: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Năm 938, vua Nam Hán sai con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy tiến vào nước ta, còn bản thân vua trực tiếp chỉ huy một đạo quân sẵn sang tiếp ứng khi cần thiết. Điều đó thể hiện là:
[ ] Cha con vua Nam Hán hết lòng giúp đỡ Kiều Công Tiễn trong lúc khó khăn với ý thức vô tư mà không đòi hỏi gì cả.
[ ] Nể tình bang giao giữa hai nước; giúp đỡ nhau nhằm khôi phục mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.
[ ] Mượn cớ Kiều Công Tiễn sang cầu cứu liền đem đại quân, tiền hô, hậu ủng để quyết tâm xâm lược nước ta.
Trả lời:
[X] Mượn cớ Kiều Công Tiễn sang cầu cứu liền đem đại quân, tiền hô, hậu ủng để quyết tâm xâm lược nước ta.
Bài 3 trang 65 Vở bài tập Lịch sử 6: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Khi Ngô Quyền chỉ huy xây dựng xong bãi cọc, để phát huy được hiệu quả vào việc tiêu diệt đoàn thuyền của giặc, việc cốt yếu nhất phải làm gì? Em chọn cách làm nào sau đây?
[ ] Cứ kiên trì chờ đợi khi nào thủy triều rút xuống, cọc nhô lên thì đem quân ra đánh, nhất định ta sẽ thắng, địch sẽ thua.
[ ] Cứ để cho thuyền của quân địch đi vào lúc nào cũng được, cọc của ta nhọn sắc, lại rất nhiều, thế nào thuyền của chúng cũng sẽ bị vướng vào cọc, bị đâm thủng và bị đắm.
[ ] Khi nước triều dâng lên cao che lấp hết bãi cọc, đem quân ra đánh nhử cho quân địch đuổi theo vào sâu trong bãi cọc. Đánh cầm cự, giằng co chờ cho nước thủy triều rút xuống, bãi cọc bắt đầu nhô lên thì dốc sức phản công để quân địch hoảng sợ bỏ chạy, thuyền của chúng sẽ lao vào bãi cọc, bị đâm thủng và bị đắm.
Trả lời:
[X] Khi nước triều dâng lên cao che lấp hết bãi cọc, đem quân ra đánh nhử cho quân địch đuổi theo vào sâu trong bãi cọc. Đánh cầm cự, giằng co chờ cho nước thủy triều rút xuống, bãi cọc bắt đầu nhô lên thì dốc sức phản công để quân địch hoảng sợ bỏ chạy, thuyền của chúng sẽ lao vào bãi cọc, bị đâm thủng và bị đắm.
Bài 4 trang 66 Vở bài tập Lịch sử 6: Em cùng nhóm bạn học, trao đổi để tìm ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
a) Nguyên nhân thắng lợi
b) Ý nghĩa lịch sử
Trả lời:
a) Nguyên nhân thắng lợi:
- Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm của toàn dân.
- Sự lãnh đạo của Ngô Quyền, đặc biêt trong việc sử dụng nghệ thuật quân sự.
b) Ý nghĩa lịch sử:
- Nêu lên ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta
- Xác định vững chắc nền độc lập của Tổ quốc
- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
Bài 5 trang 66 Vở bài tập Lịch sử 6: Làm thế nào để đóng cọc bằng gỗ cứng (lim, sến, táu…), đầu cọc lại bịt sắt nhọn xuống lòng sông, cọc to lớn hơn cột nhà, dài 5 – 7m. Đóng thế nào để giữ đầu cọc không bị tòe (vẫn nhọn), lại ít gây tiếng động để khỏi bị lộ trận địa. Đây là bài toán khó. Em hãy trao đổi cùng bạn bè và tham khảo ý kiến của người lớn để được sáng tỏ thêm.
Trả lời:
Cọc được vận chuyển bằng thuyền ra cửa sông lúc thuỷ chiều lên. Công tác hạ cọc tiến hành lúc thuỷ chiều xuống: dùng tay xoay cho cọc tự mút xuống bùn, gốc cây lim thường nặng hơn ngọn nên được cắm xuống bùn. kết hợp giữa trọng lượng của cọc và sức nước lúc thuỷ chiều rút để cọc cắm xuống lớp bùn đáy sông với góc nghiêng khoảng 45 độ.
Bài 6 trang 67 Vở bài tập Lịch sử 6: Hình 57 (trang 77 – SGKLS6) - ảnh lăng Ngô Quyền ở Ba Vì, Hà Nội.
a) Em thấy việc nhân dân ta xây dựng đền thờ: Các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng, Ngô Quyền,… nói lên điều gì?
b) Chúng ta có trách nhiệm gì đối với những nơi làm đền thờ tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, người có công với đất nước.
Trả lời:
a) Nhân dân ta xây dựng đền thờ: Các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng, Ngô Quyền,… thể hiện nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn những vị anh hùng có công với đất nước, nói lên truyền thống uống nước nhớ nguồn.
b) Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn những nơi làm đền thờ tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, người có công với đất nước. Luôn ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng, cố gằng rèn luyện, học tập để trở thành con người có ích cho xã hội.