Vở bài tập Lịch Sử 6 Bài 3: Xã hội nguyên thủy
Vở bài tập Lịch Sử 6 Bài 3: Xã hội nguyên thủy
Bài 1 trang 11 Vở bài tập Lịch sử 6: a) Em hãy quan sát: H3, H4, H5, H6, H7 và đọc kĩ mục 1,2 bài 3 (trang 8, 9, 10 sách giáo khoa Lịch sử 6 (SGK LS6) ghi những thông tin thích hợp vào các cột trong bảng sau:
Người | Đầu – thể tích não | Dáng đi – tay chân | Công cụ lao động | Cách thức kiếm sống | Tổ chức xã hội |
Người tối cổ | |||||
Người tinh khôn |
b) Dựa vào số liệu ở H5 (trang 9 SGK LS6), hãy so sánh thể tích não của Người tối cổ và Người tinh khôn rồi thử rút ra nhận xét kết luận.
Trả lời:
a)
Người | Đầu – thể tích não | Dáng đi – tay chân | Công cụ lao động | Cách thức kiếm sống | Tổ chức xã hội |
Người tối cổ | Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước. Thể tích hộp sọ là 850 – 1100cm3. | Dáng đứng có xu hướng khum về phía trước. Tay biết cầm nắm, đi bằng hai chân. | Công cụ đá được ghè đẽo thô sơ. | Săn bắt, hái lượm | Bầy đàn |
Người tinh khôn | Đầu to hơn, trán cao, hàm bớt nhô. Thể tích hộp sọ lớn hơn Người tối cổ (1450 cm3). | Dáng đứng thẳng. Tay chân như người ngày nay. | Công cụ được mài sắc bén hơn. Đã biết kĩ thuật luyện kim. | Trồng trọt, chăn nuôi. | Thị tộc |
b) So với người tối cổ thì người tinh khôn có thể tích não phát triển hơn , cụ thể là người tối cổ có thể tích sọ não từ 850 – 1100cm3, người tinh khôn có thể tích sọ lớn 1450 cm3 .
Điều này cho thấy người tinh khôn đã có sự tư duy phát triển não, đầu óc đã linh hoạt hơn so với người tối cổ.
Bài 2 trang 12 Vở bài tập Lịch sử 6: Em hãy đánh dấu X vào ô trống đầu câu trả lời em cho là đúng nhất. Xã hội nguyên thủy tan rã vì:
[ ] Lúc này người đông hơn trước.
[ ] Xã hội có người giàu, người nghèo, người siêng năng, người lười biếng nên làm ăn chung thì người giàu, người siêng năng, bị thiệt thòi.
[ ] Công cụ lao động được cải tiến tốt hơn, từng gia đình có thể tự lập làm ăn, không phải dựa vào số đông hay phải quá phụ thuộc vào thiên nhiên.
[ ] Các câu trả lời trên đều đúng.
Trả lời:
[X] Công cụ lao động được cải tiến tốt hơn, từng gia đình có thể tự lập làm ăn, không phải dựa vào số đông hay phải quá phụ thuộc vào thiên nhiên.