Giáo án GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo


Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Chân trời sáng tạo

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

Chăm chỉHS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 

Yêu nướcTự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ?

 b. Nội dungGiáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

c. Sản phẩmCâu trả lời của học sinh.

1. Truyền thống hiếu học.

2. Truyền thống dệt vải.

3. Truyền thống làm gốm.

4. Truyền thống yêu nước.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”

Luật chơi:

+ Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.

+ Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài họcTự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a. Mục tiêu: 

- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập.

- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

b. Nội dung: 

- GV giao nhiệm vụ cho đọc câu chuyện, quan sát tranh.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của  truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập


Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 

Câu 1Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?

Câu 3Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

I. Khái niệm

-Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

-Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu một số truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”

Luật chơi: 

+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất.

+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.

+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau liệt kê các truyền thống mà em biết (viết lên lên bảng), nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.

II. Một số truyền thống tốt đẹp

- Một số biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ: 

+ Truyền thống tốt đẹp về văn hoá, đạo đức: hiếu thảo, hiếu học, tôn sư trọng đạo….

+ Cần cù lao động

+ Giữ gìn các nghề truyền thống: nghề làm cốm, nghề gốm…

+ Yêu nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+…


Nhiệm vụ 3. Tìm ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi thảo luận : “Nếu tôi là nhà hùng biện”

- Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Nêu suy nghĩ của bạn về câu nói: Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chác cho mỗi người khi bước vào đời.

III. Ý nghĩa

Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu cách giữ gìn của truyền thống gia đình, dòng họ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua kĩ thuật khăn trải bàn

-GV:     Chia lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1, 3: Hãy nêu những việc làm biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Nhóm 2, 4Hãy nêu những việc làm biểu hiện không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (2’).

+ Bước 2: Chia sẻ với nhóm: (2’).

+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.

IV. Cách rèn luyện

Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng hành vi và thái độ phù hợp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.

b. Nội dung: 

- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...


? Bài tập: Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.

HS tự hoàn thiện sơ đồ tư duy dưới sự định hướng của GV

? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn

Tình huống 1: 

Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy.”

Tình huống 2: 

Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới là đi đến miền Trung để giúp đ những gia đình bị tổn thất nhiều trong trận bão lụt vừa qua.

Nhóm 1: Em nhận xét gì v thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

Tình huống 1: 

Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.

Tình huống 2: 

Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm ấy cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia, có tấm lòng nhân ái ...và sẽ được nhiều người yêu quý hơn.

? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ  trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?

- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”

LUẬT CHƠI

- Số người tham gia: 5 bạn

- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 

Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp: 

1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi => Câu ca dao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học không giỏi, không hay đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành…

                   

? Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:

Tình huống: Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì các bạn bảo rằng cứ làm theo ý mình chứ sao phải vì gia đình.

1. Nếu là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?

2. Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

- GV cho học sinh chơi trò chơi “Sắm vai”

LUẬT CHƠI

Sắm vai ở tình huống, tập làm chuyên gia để trả lời.

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng.

- Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung bài 2. Yêu thương con người

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác: