Giáo án GDCD 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân - Chân trời sáng tạo
Giáo án Giáo dục công dân 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân - Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân.
- Nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh.
- Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
2. Về năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự nhận thức được những khả năng của bản thân để từ đó tự giác học tập, lao động.
- Giao tiếp và hợp tác: Nhận thức được năng lực giao tiếp, hợp tác để phát huy năng lực này của bản thân.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận thức được năng lực của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề và sáng tạo để rèn luyện và phát huy.
- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những năng lực, đặc điểm của bản thân, hiểu và đánh giá được ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. Tự điều chỉnh và nhắc nhở mọi người xung quanh biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội.
- Phát triển bản thân: Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân. Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để phát huy sở trường của bản thân, hạn chế các nhược điểm.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Rèn luyện và phát huy tinh thần nhân ái, yêu thương con người, tôn trọng cộng đồng và những người xung quanh.
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung từ đó rèn luyện, phát triển bản thân.
- Trung thực: Tự nhận thức được tính trung thực của bản thân, rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
- Trách nhiệm: Tự nhận thức và rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống và học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu power point, giấy A0, bảng nhóm, bút dạ...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, tranh ảnh...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú và tâm thế cho bài học.
- Giúp HS huy động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến tự nhận thức bản thân.
- Biết được những điều mình thích, mình không thích, điểm mạnh, điểm yếu, ước mơ của bản thân.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn HS tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Điều em muốn nói”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS (bày tỏ và chia sẻ về bản thân cho các bạn cùng biết)
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Điều em muốn nói”. - GV chuẩn bị một cây hoa dân chủ, có gắn các bông hoa là nội dung của 1 trong 5 thông tin trong SGK. (GV cũng có thể sử dụng 1 hộp quà để bốc thay cho cây hoa dân chủ). - Cử 1 bạn MC nếu cần. a) 3 điều mà em thích. b) 3 điều mà em không thích. c) 3 điểm mạnh của em. d) 3 điểm cần cố gắng của em. e) Ước mơ của em. Luật chơi: - HS xung phong chọn 1 bông hoa bất kì. - Đưa cho GV hoặc 1 bạn MC, để bạn đọc to nội dung thông tin trong bông hoa đó. - HS bày tỏ và chia sẻ với cô giáo và các bạn về bản thân theo thông tin trong bông hoa. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS lần lượt bày tỏ về bản thân theo những thông tin trong SGK. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý, phân tích, khích lệ, hỗ trợ nếu cần. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học |
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhiều nghiên cứu cho rằng khi ta ý thức rõ ràng về bản thân mình, ta trở nên tự tin và sáng tạo hơn; ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn, và giao tiếp hiệu quả hơn. Tự nhận thức bản thân vô cùng quan trọng, vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 6: Tự nhận thức bản thân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là yêu thương con người
a. Mục tiêu: HS Hiểu được khái niệm thế nào là tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong SGK, xem video đã minh hoạ bằng hình ảnh trên máy chiếu và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua đọc thông tin, xem video tình huống và trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK. GV yêu cầu HS đọc thông tin, xem video tình huống. GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi trong SGK. Câu 1: Bạn Linh đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân? Câu 2:Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống, xem video. - Trao đổi cặp đôi theo 2 câu hỏi trong sách. - HS hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời . Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét bổ sung nếu có. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. Bạn Linh trong tình huống đã nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân như: học khá, hoà đồng, dễ mến, dễ nổi nóng, hơi tự ti về ngoại hình. - Từ đó em rút ra được tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cẩn gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. |
I. Thế nào là tự nhận thức bản thân - Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: 2. Ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân.
a. Mục tiêu:
- HS hiểu đươc tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS qua đọc và phân tích tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, thảo luận nhóm để hướng dẫn HS: Tự nhận thức bản thân có ý nghĩa như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; Sản phẩm của các nhóm (bảng nhóm...)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc 4 tình huống trong SGK trang 25 và trả lời câu hỏi dưới hình thức thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn. (1) GV chia nhóm, cử đại diện trình bày, thư kí. - Trình chiếu yêu cầu câu hỏi và nhiệm vụ các nhóm trên máy chiếu. 1. Các bạn Long, Vân, Ân, Hiếu đã tự nhận thức bản thân như thế nào? 2. Viêc tự nhận thức bản thân sẽ giúp gì cho các bạn? Nhóm 1: Tìm hiểu về sự tự nhận thức của bạn Long. Nhóm 2: Tìm hiểu về sự tự nhận thức của bạn Vân. Nhóm 3: Tìm hiểu về sự tự nhận thức của bạn Ân. Nhóm 4: Tìm hiểu về sự tự nhận thức của bạn Hiển. (2) GV tiếp tục sử dụng phương pháp vấn đáp để cho HS rút ra ý nghĩa của sự tự nhận thức bản thân đối với mỗi cá nhân. - Từ tình huống của 4 bạn: Long, Vân, Ân, Hiển em hãy cho biết ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: + Nghe hướng dẫn, chia nhóm, nhận nhiệm vụ. + Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. +Tham gia trả lời câu hỏi cá nhân. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày theo nhóm. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi cá nhân. - HS các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung, góp ý nếu có. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -HS nhận xét phần trình bày nhóm bạn. -GV sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức. Giáo viên lưu ý: Tự nhận thức bản thân rất quan trọng đối với cá nhân mỗi chúng ta. Nó giúp ta nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh hành vi của mình, từ đó biết tôn trọng bạn thân. Tự nhận thức bản thân là hiểu đúng, hiểu rõ bản thân, khác với tự kiêu hoặc tự ti. |
2.Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân: - Giúp chúng ta hiểu về mình, chấp nhận bản thân. - Tự tin, cởi mở và tôn trọng chính mình. - Có cách cư xử và hành động phù hợp. - Biết cách điều chỉnh hành vi, phát huy điểm mạnh, hạn chế và sửa chữa điểm yếu. |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Các cách tự nhận thức bản thân.
a. Mục tiêu:
- Biết được các cách để tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin và quan sát tranh ở mục 3.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, để hướng dẫn HS biết được có những cách nào để tự nhận thức bản thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; Sản phẩm của các nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phần thông tin, tranh ảnh và câu hỏi ở mục thứ 3. - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: - Dựa vào bảng thông tin, em hãy cho biết các bạn đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào? - Mỗi một cách tự nhận thức bản thân em hãy lấy một ví dụ minh hoạ từ bản thân em hoặc các bạn trong lớp ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình HS thực hiện, gợi ý nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, trả lời câu hỏi, lấy ví dụ. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày câu trả lời, ví dụ mà mình đã tìm được. - Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời. -GV đánh giá, chốt kiến thức. GV cung cấp thêm 1 số ví dụ thực tế về cách tự nhận thức bản thân: - Tự vấn bản thân: tự nhận thấy mình học giỏi môn Toán, hát hay, không có năng khiếu vẽ, suy nghĩ rất lạc quan. - Lắng nghe ý kiến của người khác: thầy cô nhận thấy em là HS chăm chỉ, bạn bè thấy em rất tốt bụng, bố mẹ thấy em là người trách nhiệm, trung thực.... - Tham gia các hoạt động khám phá bản thân: tham gia các cuộc thi của trường, lớp tổ chức nhận thấy mình là người năng động, có khả năng thuyết trình, hoạt ngôn.... |
3. Các cách tự nhận thức bản thân. - Tự nhận xét bản thân một cách khách quan trong hoạt động hoạc tập và sinh hoạt hằng ngày - Lắng nghe ý kiến từ người khác. - Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết và xử lí tình huống.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung bài 7. Ứng phó các tình huống nguy hiểm