X

Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X - Kết nối tri thức


Giáo án Lịch Sử 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X - Kết nối tri thức

BÀI 12: SỰ HÌNH THÀNH VÀ BƯỚC ĐẦU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở ĐÔNG NAM Á (TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN THẾ KỈ X)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

- Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Nêu được sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

- Phân tích được sự tác động của quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X

3. Phẩm chất

- Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá, học hỏi để hoà nhập.

- Có ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá chung của khu vực Đông Nam Á.

- Giáo dục tinh thần chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đồng chung ASEAN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Lược đồ các quốc gia sơ kì và pk ở Đông Nam Á

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: Trong quá trình phát triển, các quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á đã dần tạo lập được những cơ sở đưa đến sự ra đời của các vương quốc phong kiến đầu tiên. Những nền tảng kinh tế đã được tạo dựng vững chắc như thế nào để tạo ra bước phát triển mới cho Đông Nam Á trong giai đoạn thịnh vượng sau này? Để làm rõ những vấn đề đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – bài 12.Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục II. Sự hình thành của các vương quốc phong kiến

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự hình thành của các vương quốc pk ở Đông Nam Á

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Sự hình thành các vương quốc phong kiến

- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 (trang 53) và đọc thông tin trong mục I SGK trang 55 để trả lời câu hỏi:

 

? Em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

- Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn; Vương quốc Pa-gan của người Miến hình thành ở lưu vực sông I-ra-oa-đi

- Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn; Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me hình thành ở lưu vực sông Mê Nam

- Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai hình thành ở đảo Xu-ma-tra

- Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a được hình thành ở đảo Gia-va

- Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở Duyên hải Nam Trung Bộ ở Việt Nam

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được : hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á và tác động từ quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các kênh hình trong mục II và trả lời các câu hỏi:

II. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

? Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

- Hoạt động kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á:

+ Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a, lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính.

+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển: Sri Vi-giay-a; Ca-lin-ga; Ma-ta-ram (Inđônêxia ngày nay).

? Quá trình giao lưu kinh tế có tác động như thế nào đến sự phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

- Tác động của giao lưu thương mại:

+ Thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)…

+ Các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối Á – Âu.

+ Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa Đông Nam Á với các nền văn hóa khác

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần vận dụng SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sáh giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập.

- Xem trước bài 13. Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: