Giáo án Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Kết nối tri thức
Giáo án Lịch Sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại - Kết nối tri thức
Bài 7. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Thông qua bài học, HS nắm được:
-Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành của các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
- Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
- Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
* Năng lực riêng:
- Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
- Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại
- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập.
3. Phẩm chất
- Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Lược đồ Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại phóng to.
- Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục I. Tặng phẩm của nhwungx dòng sông
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại; những tác động từ điều kiện tự nhiên đến sự hình thành của các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại; những thuận lợi mà sông Nin mang lại cho người Ai Cập cổ đại.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập - GV treo bản đồ thế giới và lược đồ Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại, yêu cầu HS: xác định vị trí địa lí của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. |
1. Tặng phẩm của những dòng sông
- Vị trí: + Ai Cập thuộc khu vực Bắc Phi, là một thung lũng dài, hẹp nằm dọc lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. + Lưỡng Hà ở khu vực Tây Á, là vùng đất nằm giữa 2 con sông Ti-grơ và Ơ-phơ-rat; giáp sa mạc A-ra-bi-an và Vịnh Ba Tư. |
? Theo em, các dòng sông lớn như: sông Nin, Ti-grơ và Ơ-pho-rat có vai trò như thế nào đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người? |
- Vai trò của các dòng sông: + Cung cấp nguồn nước dồi dào; nguồn thủy sản phong phú. + Bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. + Là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng. |
? Điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. |
- Tác động của điều kiện tự nhiên: + Điều kiện tự nhiên thuận lợi sự phát triển sản xuất nông nghiệp. + Điều kiện tự nhiên cũng là một yếu tố tác động, thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại ở Ai Cập và Lưỡng Hà |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Quá trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được :
- Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
- Điểm giống nhau về chế độ chính trị ở Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cầu HS theo dõi nội dung kiến thức và các kênh hình trong mục II và trả lời câu hỏi ? Nêu quá trình thành lập nhà nước ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. |
2. Quá trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà
* Quá trình thành lập nhà nước: - Ở Ai Cập: + Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. + Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập. + Đến thế kỉ I TCN, Ai Cập cổ đại bị La Mã xâm lược và thống trị. - Lưỡng Hà: + Cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ra đời ở lưu vực hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát. + Về sau, các tiểu quốc nhỏ này thống nhất thành một vương quốc lớn mạnh, tiêu biểu là Vương quốc Ba-bi-lon. + Thế kỉ III TCN, người Ba Tư xâm chiếm được Lưỡng Hà. |
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau: ? Giải thích các tên gọi: Pha-ra-ông và En-xi |
- Pha-ra-ông có nghĩa là “kẻ ngự trị trong cung điện”; En-xi có nghĩa là “người đứng đầu” |
? Theo em, chế độ chính trị ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có điểm gì giống nhau? |
- Giống nhau: đều là các nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: + Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành. + Giúp việc cho nhà vua là một bộ máy quan lại. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học… |
III. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
|
- GV yêu cầu đọc thông tin và các kênh hình trong mục III: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại |
- Thành tựu văn hóa tiêu biểu: + Sanhgs tạo ra cách làm thủy lợi, cái cày, bánh xe + Chữ viết: chữ tượng hình (Ai Cập); chữ hình nêm (Lưỡng Hà) + Toán học: phát minh ra hệ đếm thập phân (Ai Cập); hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở (Lưỡng Hà) - Biết làm ra lịch, 1 năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29/ 30 ngày - Tạo ra nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nổi tiếng khắp thế giới, như: Kim tự tháp, vườn treo Ba-bi-lon… |
- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: |
|
? Nhóm 1: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao? |
- Nhóm 1: HS trả lời bất cứ thành tựu nào em thích, giải thích được tại sao các em có ấn tượng với thành tựu đó. (GV cần định hướng cho HS về cách giải thích hướng tới ý nghĩa ứng dụng, thành tựu đó vẫn có những đóng góp cho hiện tại). |
? Nhóm 2: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ từ nào? |
- Nhóm 2: Từ “paper” có nguồn gốc từ gốc từ "Papyrus" (pa-pi-rút). Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. |
? Nhóm 3: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển? |
- Nhóm 3: Hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển vì hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ:
- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập
- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 8. Ấn Độ cổ đại