X

Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc - Kết nối tri thức


Giáo án Lịch Sử 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc - Kết nối tri thức

BÀI 14: NHÀ NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Khoảng thời giạn thành lập và phạm vi không gian của nước Văn Lang – Âu Lạc trên lược đồ

- Tổ chức nhà nước của Văn Lang – Âu Lạc

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Nêu được khoảng thời gian thành lập nước Văn Lang, Âu Lạc.

- Xác định được phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc.

- Trình bày được tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

- Liên hệ được những phong tục trong văn hoá Việt Nam hiện nay kế thừa từ thời Văn Lang - Âu Lạc.

3. Phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

- Yêu nước, ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Các kênh hình phóng to.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.

- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên

- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: Truyền thuyết xưa kể rằng, Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng kết hôn với Âu Cơ thuộc dòng dõi Tiên, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển. Người con cả được suy tôn làm vua, hiệu là Hùng vương. Nước Văn Lang bắt đầu từ thuở đó ! Trong bài học hôm nay - Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai quốc gia đầu tiên của người Việt

B.  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự ra đời, phạm vi lãnh thổ và tổ chức nhà nước Văn Lang.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

I. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và hình 2 SGK và trả lời câu hỏi:

 

? Những cơ sở nào thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang?

- Cơ sở ra đời:

+ Sự phát triển của sản xuất

+ Xã hội dần có sự phân hóa

+ Nhu cầu trị thủy và đoàn kết để chống ngoại xâm

? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII  TCN.

? Nêu phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang?

- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.

? Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?

- Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ hình 3 và:

? Nêu cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang

 

 

 

 

? Nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

- Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Nhận xét: đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự ra đời, phạm vi lãnh thổ và tổ chức nhà nước Âu Lạc.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

II. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II, quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi:

 

? Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Hoàn cảnh ra đời nhà nước Âu Lạc:

+ Năm 214 TCN, quân Tần đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt.

+ Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán.

+ Năm 208 TCN, sau thắng lợi của kháng chiến chống Tần, Thục Phán xưng là An Dương Vương; đổi tên nước thành Âu Lạc.

? Nêu phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang?

- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.

? Xác định vị trí kinh đô Âu Lạc trên lược đồ và nêu chức năng của kinh đô đó?

- Kinh đô của Âu Lạc ở Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Chức năng của thành Cổ Loa: công trình quân sự để phòng vệ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: ? Em hãy nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang?

 

- Điểm mới trong tổ chức nhà nước thời Âu Lạc:

+  Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước.

+ Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

- GV mở rộng kiến thức: Năm 179 TCN. Âu Lạc bị nước Nam Việt, đứng đầu là Triệu Đà xâm lược. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ, khép lại thời đại dựng nước ở Việt Nam.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu mục III. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc ; những phong tục, tập quán từ thời Văn Lang – Âu Lạc vẫn được duy trì tới hiện nay.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 

I. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Bước 1. GV chuyển giao NV học tập

 

- GV chia HS làm các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc nội dung mục a, quan sát các hình 6 – 7 – 8 và trả lời câu hỏi:

a. Đời sống vật chất

? Em hãy miêu tả một số nét về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

- Hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp trồng lúa nước

- Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, rau, muối, mắm cá…

- Cư dân chủ yếu ở nhà sàn

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền.

- Trang phục:

+ Ngày thường: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.

+ Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức…

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi:

 

? Quan sát Hình 15.7, em hãy cho biết người Lạc Việt thường sử dụng nhà sàn để làm gì?

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi.

? Yếu tố nào trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc vẫn được duy trì cho tới hiện nay?

- Một số yếu tố trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc được duy trì:

+ Sản xuất nông nghiệp

+ Gạo tẻ, gạo nếp là loại lương thực chính

+ Làm mắm, muối chua các loại rau củ…

+ Làm nhà sàn (ở các khu vực trung du, miền núi…)

 

b. Đời sống tinh thần

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục b, quan sát hình 9, trả lời câu hỏi:

? Em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

- Tín ngưỡng:

+ Có tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên

+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền...

- Phong tục – tập quán: tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.

- Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc?

- Những phong tục trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc là:

+ Tục ăn trầu; làm bánh trưng – bánh giày trong ngày lễ/ tết.

+ Tục thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc…

+ Tổ chức các lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Xem trước bài 15. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác: