X

Giáo án Lịch sử 6 Cánh diều

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người - Cánh diều


Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người - Cánh diều

1. Kiến thức:

Thông qua bài học, HS nắm được:

- Sự xuất hiện của con người trên Trái đất - điểm bắt đầu của lịch sử loài người.

- Sự hiện diện của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.

2. Năng lực

* Năng lực chung: 

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

* Năng lực riêng: 

- Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử.

- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

- Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.

- Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á.

- Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

3. Phẩm chất

- Giáo dục bảo vệ môi trường sống. 

- Có tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.

- Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường).

- Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK Lịch sử và Địa lí 6. 

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hóa từ vượn người thành người trên Trái đất. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

- GV kể tóm tắt cho HS nghe về một số quan điểm về nguồn gốc của loài người :

+ Quan điểm duy tâm (ví dụ : truyền thuyết Nữ Oa tạo ra con người ; Thiên Chúa tạo ra con người ; Con rồng cháu Tiên…)

+ Quan điểm duy vật biện chứng.

=> Đặt ra câu hỏi : quan điểm nào được đông đảo các nhà khoa học thừa nhận?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: quan điểm duy vật biện chứng được đông đảo các nhà khoa học hiện đại công nhận.

- GV dẫn dắt vấn đề: Đã bao giờ em đặt câu hỏi loài người xuất hiện như thế nào? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là vấn đề khoa học không bao giờ cũ. Nhiêu nhà khoa học chấp nhận giả thiết con người xuất liện đâu tiên ở châu Phi. Bắt đâu từ những bộ xương hoá thạch tìm thấy ở đây, các nhà khoa học đã dẫn khám phá bí ẩn về sự xuất liện của loài người. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 3: Nguồn gốc loài người. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn: vượn người, người tối cổ, người tinh khôn. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Con người đã trải qua quá trình tiến hoá hàng triệu năm. Những dấu tích xương hoá thạch cổ xưa nhất được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như Đông Phi, Đông Nam Á, Đông Bắc Á,..

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.1 SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: 

? Cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra như thế nào? 










? Nêu đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn. 

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều




- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Góc khám phá, quan sát Hình 3.2, 3.3 SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: 

? Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều







Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, còn người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?



Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người







Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra qua các giai đoạn sau:

+ Cách đây khoảng từ 5-6 triệu năm xuất hiện loài Vượn người. 

+ Khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành Người tối cổ. 

+ Khoảng 150.000 năm trước, Người Tối cổ tiến hóa thành Người tinh khôn. 

- Điểm tiến hóa:

+ Vượn người: Di chuyển bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3

+ Người tối cổ: Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình 650 cmđến 1200 cm3. 

+ Người tinh khôn: Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.



Những phát hiện khảo cổ về “Người Nê-an-đéc-tan”, “cô gái lu-cy” có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người. Vì:

+ Di cốt hóa thạch là bằng chứng quan trọng chứng minh sự tồn tại của loài người.

+ Thông qua việc giám định niên đại của di cốt hóa thạch có thể biết được thời gian xuất hiện của con người (một cách tương đối).

+ Thông qua việc phân tích hình dáng, cấu trúc xương, các nhà khoa học có thể mô phỏng/ phác họa lại những đặc điểm về mặt hình thể (ví dụ: hình dáng và thể tích hộp sọ; chiều cao…), hành vi (đi, đứng, cầm, nắm…) của con người. 

Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường. Tuy nhiên họ vẫn chung một nguồn gốc. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II.Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM



Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số mẩu xương hoá thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di cốt hoá thạch, di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy.

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng các dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á SGK trang 14 và trả lời câu hỏi:

? Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều

- GV mở rộng kiến thức: Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, khu vực này rất thuận lợi cho việc trồng trọt (nông nghiệp trồng lúa), chăn nuôi, đánh bắt. Vượn người vì thế đã xuất hiện ở đây từ rất sớm và cũng bước tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á












Những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-a-ung (Mi-an-ma), Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam),...



Hoạt động 3: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Tại Việt Nam, những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ Hình 3.4 và trả lời câu hỏi:

? Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.




? Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam. 




Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. 

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi. 

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. 

3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam





Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai). 

- Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay. 




C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

* DẶN DÒ:

- Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, hoàn thành phiếu bài tập

- Tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài 4. Xã hội nguyên thủy

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch sử lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác: