Giáo án Lịch Sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Cánh diều
Giáo án Lịch Sử 6 Bài 8: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII - Cánh diều
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Trình bày được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại.
- Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng.
- Xây dựng được đường thời gian từ nhà Hán, Nam – Bắc triều đến nhà Tùy.
- Nêu được những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Quốc trước thế kỉ VII.
2. Năng lực:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được các sơ đổ, lược đồ, nguồn tư liệu hình ảnh và chữ viết trong bài học.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Trình bày được những đặc điểm về điểu kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại - mức độ hiểu.
+ Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tẩn Thuỷ Hoàng - mức độ hiểu.
+ Xây dựng được đường thời gian từ đế chế Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tuỳ- mức độ vận dụng.
+ Nêu được những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Quốc trước thế kỉ VII- mức độ biết.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Kĩ năng trình bày và giải thích chủ kiến về vai trò của nhà Tần
+ Vận dụng hiểu biết để làm rõ vai trò của phát minh kĩ thuật làm giấy đối với xã hội hiện đại.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các nhân vật và sự kiện lịch sử.
- Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong văn hoá của các dân tộc khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án giảng dạy theo phát triển năng lực
- Sách giáo khoa học sinh
- Lược đồ nước Trung Quốc cổ đại, hình ảnh minh hoạ
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi và các thiết bị học tập khác theo yêu cầu của giáo viên
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
- Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Đánh giá nhiệm vụ học tập: GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới:
+ Hình thành từ thiên niên kỉ III TCN, Trung Quốc là một trong những nền văn minh sớm nhất của nhân loại. Từ những nhà nước đầu tiên ra đời ở trung lưu Hoàng Hà, qua các cuộc chiến tranh, lãnh thổ Trung Quốc dần được thống nhất và mở rộng. Cùng với quá trình đó, văn hóa Trung quốc cũng phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu vẫn có ảnh hưởng nhất định đến ngày nay.
+ Để hiểu kĩ hơn về lịch sử phát triển và những thành tựu của văn hóa Trung Quốc, cô trò chúng ta sẽ cùng đi vào bài 8 – Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. Điều kiện tự nhiên.
a. Mục tiêu: HS hiểu biết về điều kiện tự nhiên
b. Nội dung: Đọc thông tin SGK quan sát hình 8.2 và lược đồ 8.1
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV treo bản đồ thế giới và bản đồ Trung Quốc (theo sách giáo khoa) và hỏi: |
I. Điều kiện tự nhiên |
? Xác định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ thế giới. |
- Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Bắc Á. - Phía Đông giáp biển. - Phía Tây, Nam, Bắc tiếp giáp với lãnh thổ của nhiều quốc gia/ khu vực khác. |
? Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại có điểm gì nổi bật? |
- Có 2 dòng sông lớn: Hoàng Hà và Trường Giang. - Có các đồng bằng rộng lớn, màu mỡ, trù phú. |
? Quan sát lược đồ 8.1, em hãy cho biết, cư dân Trung Quốc thời cổ đại cư trú chủ yếu ở khu vực nào? |
- Cư dân Trung Quốc cổ đại cư trú chủ yếu ở trung và hạ lưu Hoàng Hà, về sau, họ mở dần địa bàn cư trú xuống lưu vực Trường Giang. |
? Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại? |
- Tác động tích cực: + Cung cấp nguồn nước dồi dào, nguồn thủy sản phong phú. + Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ. + Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc. + Là những tuyến giao thông liên kết giữa các vùng. - Tác động tiêu cực: lũ lụt. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II. Quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng.
a. Mục tiêu: HS nắm được quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
b. Nội dung: GV cho HS quan sát lược đổ và đưa ra các câu hỏi gợi mở
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát lược đồ 8.3 trong mục II và đặt câu hỏi: |
II. Sơ lược quá trình thống nhất Trung Quốc và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng. |
? Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài bao nhiêu năm, gắn liền với mấy triều đại? |
- Trong khoảng 2.000 năm, gắn với các triều đại Hạ, Thương, Chu. |
? Vào cuối thời Chu, ở Trung Quốc có bao nhiêu tiểu quốc? Mối quan hệ giữa các tiểu quốc này như thế nào? Tiểu quốc nào mạnh nhất? |
- Cuối thời Chu còn 7 tiểu quốc, các tiểu quốc thường xuyên gây chiến nhằm thôn tính lãnh thổ của nhau. Trong đó Tần là tiểu quốc mạnh nhất. |
? Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào thời gian nào? Việc thống nhất lãnh thổ Trung Quốc có ý nghĩa ra sao? |
- Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, tiến hành thống nhất mọi mặt nhằm đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của Trung Quốc về sau. |
- Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết Tần Thủy Hoàng đã làm những gì để thống nhất toàn diện Trung Quốc? |
- Để thống nhất toàn diện Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã: + Chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản. + Thống nhất chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước. |
- NV3: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 8.5 và trả lời các câu hỏi gợi mở: |
|
? Xã hội Trung Quốc cổ đại ban đầu gồm các giai cấp nào? |
- Các giai cấp ban đầu trong xã hội cổ đại ở Trung Quốc: Qúy tộc, quan lại và nông dân công xã |
? Đến thời Tần thống nhất Trung Quốc, xã hội Trung Quốc đã xuất hiện giai cấp mới nào? |
- Dưới thời Tần, ở Trung Quốc xuất hiện các lực lượng xã hội mới là: địa chủ và nông dân lĩnh canh. |
? Quan hệ giữa các giai cấp mới (địa chủ, nông dân lĩnh canh) có đặc điểm như thế nào? |
- Giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh là quan hệ bóc lột địa tô. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục III. Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy.
a. Mục tiêu: HS kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tuỳ.
b. Nội dung: GV nêu các câu hỏi dẫn đến yêu cầu cần đạt
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình 8.6: Sơ đồ đường thời gian từ nhà Hán đến nhà Tùy và đặt câu hỏi: Từ thế kỉ III TCN – thế kỉ VII, Trung Quốc đã lần lượt trải qua các triều đại phong kiến và thời kì nào? |
III. Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy - Từ thế kỉ III TCN – thế kỉ VII, Trung Quốc đã lần lượt trải qua: + Nhà Hán (206 TCN – 220) + Thời Tam Quốc (220 – 280) + Nhà Tấn (280 – 420). + Thời Nam – Bắc triều (420- 581) + Nhà Tùy (581 – 618). |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
Hoạt động 4: Tìm hiểu mục IV. Những thành tựu văn minh tiêu biểu.
a. Mục tiêu: HS kể được những thành tựu văn minh tiêu biểu
b. Nội dung: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu các nhóm đọc và kể tên những thành tựu cơ bản
c. Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập |
II. Những thành tựu văn minh tiêu biểu |
Nhiệm vụ 1: GV chia nhóm yêu cầu HS theo dõi SGK và hoàn thiện sơ đồ tư duy về các thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc. |
- Tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học,. - Sử học: các bộ sử nổi tiếng. - Chữ viết: + Sáng tạo ra chữ viết từ sớm. + Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú; hoặc trên thẻ tre - Văn học: + Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện. + Nhiều tác phẩm nổi tiếng. - Về y học: dùng thảo mộc để chữa bệnh. - Kỹ thuật: phát minh ra giấy, la bàn, dụng cụ đo động đất… - Kiến trúc: Vạn lý trường thành. |
Nhiệm vụ 2: GV chia thành nhóm nhỏ (nhóm 2 người) thảo luận một số câu hỏi trong SGK: |
|
? Hãy kể tên một số thành tựu văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam. |
- Một số thành tựu văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam: + Nho giáo. + Chữ viết. + Phong tục, tập quán… |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà
c. Sản phẩm: bài tập nhóm
d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng trong SGK
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần vận dụng trong SGK
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
* DẶN DÒ
+ Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Hoàn thành bài tập trong SBT.
+ Đọc trước nội dung bài 9. Hy Lạp và La Mã cổ đại và trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến Hy Lạp, La Mã cổ đại.