Em hãy nêu tên các di sản văn hóa ứng với các hình sau
Giải GDCD lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi trang 28 GDCD lớp 7 trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa, lời giải hay nhất sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập GDCD 7.
Câu hỏi trang 28 GDCD lớp 7: Em hãy nêu tên các di sản văn hóa ứng với các hình sau. Em biết gì về các di sản văn hóa đó?
Trả lời:
- Tranh 1: Quần thể di tích cố đô Huế
+ Cố đô Huế là kinh đô một thời của đất nước ta. Cố đô Huế nổi danh với một hệ thống rộng lớn tập hợp của những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ hòa mình với dòng sông Hương thơ mộng.
+ Năm 1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại.
- Tranh 2: Phố cổ Hội An
+ Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
+ Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp.
- Tranh 3: Dân ca quan họ Bắc Ninh
+ Quan họ là một loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu hình thành và phát triển ở vùng Kinh Bắc xưa vào khoảng thế kỷ XVIII.
+ Theo dòng chảy thời gian, quan họ dần được phổ biến rộng rãi với hình ảnh những liền anh liền chị mặc áo tứ thân, nón quai thao, trở thành một nét văn hóa đặc sắc đáng tự hào của người dân Kinh Bắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
+ Ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tranh 4: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc ở Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...
+ Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
+ Ngày 25/11/2005, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.