Trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 2 (có đáp án): Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10
Trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 2 (có đáp án): Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Cánh diều
Câu 1:
Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào một bảng, gọi là bảng tuần hoàn dựa trên những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc nào sau đây không đúng?
A. Các nguyên tố hóa học được sắp xếp từ trái sang phải và từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần diện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng.
C. Các nguyên tố có tính chất tương tự nhau được xếp theo đường chéo của bảng tuần hoàn.
D. Các nguyên tố mà nguyên tử có số electron hóa trị như nhau được xếp vào cùng một cột.
Câu 2:
Số thứ tự của ô nguyên tố bằng
A. số hiệu nguyên tử.
B. số neutron.
C. số lớp electron.
D. số electron lớp ngoài cùng.
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố neon có 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố neon thuộc ô số
A. 12.
B. 11.
C. 10.
D. 9.
Câu 4:
Tập hợp các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron gọi là
A. ô nguyên tố.
B. nhóm.
C. chu kì.
D. dãy nguyên tố.
Câu 5:
Nguyên tố nhóm A có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng
A. (n – 1)d1-10ns1-2.
B. ns1-2 hoặc ns2np1-6.
C. nd1-10.
D. nd1-5.
Câu 6:
Cấu hình electron của nguyên tử Fluorine (F) là 1s22s22p5, từ cấu hình này xác định được vị trí của Flourine trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.
B. ô số 9, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. ô số 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
D. ô số 7, chu kì 3, nhóm VA.
Câu 7:
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố Chlorine (Cl) nằm ở chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của Cl là
A. 1s22s22p5.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s2.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 8:
Nguyên tử Iron (Fe) có Z = 26. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn.
A. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA.
B. ô 24, chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
D. ô 26, chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 9:
Nhóm A gồm những loại nguyên tố nào sau đây?
A. Nguyên tố s và nguyên tố p.
B. Nguyên tố d và nguyên tố f.
C. Nguyên tố s và nguyên tố d.
D. Nguyên tố p và nguyên tố f.
Câu 10:
Các khối nguyên tố d và f đều là
A. khí hiếm.
B. phi kim.
C. phi kim hoặc kim loại.
D. kim loại.
Câu 11:
Nguyên tử Aluminium (Al) có số hiệu nguyên tử là 13. Nguyên tố Al là
A. nguyên tố s.
B. nguyên tố p.
C. nguyên tố d.
D. nguyên tố f.
Câu 12:
Các nguyên tố nhóm IA có đặc điểm về cấu hình electron tương tự nhau như thế nào?
A. Đều có 1 lớp electron.
B. Đều có 1 electron lớp ngoài cùng.
C. Đều có 2 lớp electron.
D. Đều có 2 electron lớp ngoài cùng.
Câu 13:
Cho các nguyên tố sau: O (Z = 8); F (Z = 9); Na (Z = 11); S (Z = 16). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là
A. O, Na và S.
B. F và Na.
C. F, Na và S.
D. O và S.
Câu 14:
Cho các nguyên tố sau: O (Z = 8); C (Z = 6); Mg (Z = 12); Ne (Z = 10). Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì là
A. O, C và Ne.
B. O, C và Mg.
C. Mg và Ne.
D. C, Mg và Ne.
Câu 15:
Cấu hình electron bền của nguyên tử Cu (Z = 29) là
A. [Ne]3d94s2.
B. [Ne]3d104s2.
C. [Ne]3d94s1.
D. [Ne]3d104s1.
Câu 1:
Quy luật chung đối với các nguyên tố nhóm A: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không thay đổi.
D. tăng sau đó giảm dần.
Câu 2:
Bán kính nguyên tử của nguyên tố nào sau đây nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn?
A. H.
B. C.
C. He.
D. Be.
Câu 3:
Độ âm điện (c) là đại lượng đặc trưng cho
A. khả năng nhường electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
B. khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
C. số nguyên tử của một nguyên tố trong phân tử.
D. khối lượng của nguyên tố trong phân tử.
Câu 4:
Độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0. Trong phân tử NH3, cặp electron liên kết
A. sẽ bị lệch về phía nguyên tử H.
B. không bị lệch về phía nguyên tử nào.
C. sẽ bị lệch về phía nguyên tử N.
D. ban đầu bị lệch về phía nguyên tử N, sau đó bị lệch về phía nguyên tử H.
Câu 5:
Trong phân tử Cl2, cặp electron liên kết có bị lệch về phía nguyên tử nào không?
A. Không bị lệch về nguyên tử nào.
B. Bị lệch về phía một nguyên tử Cl.
C. Không xác định được.
D. Không có cặp electron liên kết.
Câu 6:
Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố có xu hướng
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không thay đổi.
D. giảm sau đó tăng dần.
Câu 7:
Cho các nguyên tố: X (Z = 11); Y (Z = 13); T (Z = 17). Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự là:
A. T < Y < Z.
B. X < T < Y.
C. T < X < Y.
D. X < Y < T.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một nhóm A, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
B. Tính kim loại và tính phi kim luôn biến đổi ngược chiều nhau.
C. Độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tử nguyên tố hóa học biến đổi ngược chiều trong một chu kì và một nhóm.
D. Cs là kim loại mạnh nhất, F là phi kim mạnh nhất.
Câu 9:
Nguyên tố Cl ở nhóm VIIA, oxide cao nhất của nguyên tố Cl là
A. Cl2O3.
B. Cl2O4.
C. Cl2O.
D. Cl2O7.
Câu 10:
Oxide nào sau đây vừa có tính acid, vừa có tính base?
A. Na2O.
B. Cl2O7.
C. Al2O3.
D. MgO.
Câu 11:
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, xu hướng biến đổi tính acid, tính base của hydroxide nào sau đây là đúng?
A. Tính acid có xu hướng tăng dần, tính base có xu hướng giảm dần.
B. Tính acid có xu hướng giảm dần, tính base có xu hướng tăng dần.
C. Tính acid và tính base đều có xu hướng tăng dần.
D. Tính acid và tính base đều có xu hướng giảm dần.
Câu 12:
Công thức hydroxide của nguyên tố Na (Z = 11) và nguyên tố S (Z = 16) lần lượt là:
A. NaOH; H2SO3.
B. Na(OH)2; H2SO4.
C. NaOH; H2SO4.
D. Na(OH)2, H2SO3.
Câu 13:
Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 15, 17. Thứ tự tính phi kim tăng dần là:
A. Y, Z, X.
B. X, Z, Y.
C. Z, X, Y.
D. Y, X, Z.
Câu 14:
Cho các đặc trưng sau:
(1) Dễ nhường electron
(2) Dễ nhận electron
(3) Oxide cao nhất có tính base
(4) Oxide cao nhất có tính acid
Những đặc trưng thuộc về kim loại nhóm A là
A. (1); (4).
B. (1); (3).
C. (2); (4).
D. (2); (3).
Câu 15:
Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 14. Trong các nguyên tố trên, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. nguyên tố A.
B. nguyên tố B.
C. nguyên tố C.
D. nguyên tố D.
Câu 1:
Theo định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất biển đổi như thế nào theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A. Không theo quy luật.
B. Tuần hoàn.
C. Chỉ tuần hoàn trong một nhóm.
D. Chỉ tuần hoàn trong một chu kì.
Câu 2:
Nguyên tử của nguyên tố chlorine có Z = 17. Hydroxide cao nhất của nguyên tố này có
A. tính axit mạnh.
B. tính axit yếu.
C. tính base mạnh.
D. tính base yếu.
Câu 3:
Nguyên tố X có Z = 19. Công thức oxide và hydroxide cao nhất của X lần lượt là
A. Na2O, NaOH.
B. SO3; H2SO4.
C. K2O; KOH.
D. KO, K(OH)2.
Câu 4:
Nguyên tố X có Z = 9. Hãy có biết tính chất hóa học cơ bản của X (X là kim loại hay phi kim, mạnh hay yếu)?
A. Tính phi kim yếu.
B. Tính kim loại yếu.
C. Tính phi kim mạnh.
D. Tính kim loại mạnh.
Câu 5:
Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
A. phi kim mạnh nhất là fluorine.
B. phi kim mạnh nhất là bromine.
C. kim loại mạnh nhất là lithium.
D. kim loại yếu nhất là caesium.
Câu 6:
Nguyên tố neon có Z = 10. Cấu hình electron nguyên tử của neon là
A. 1s22s22p5.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p63s2.
Câu 7:
Nguyên tử zinc có Z = 30. Vị trí của nguyên tố Zinc trong bảng tuần hoàn là
A. ô 30, chu kì 4, nhóm VIIIB.
B. ô 30, chu kì 4, nhóm IIB.
C. ô 30, chu kì 3, nhóm VIIIB.
D. ô 30, chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 8:
Nguyên tố sodium thuộc chu kì 3, nhóm IA. Khi tham gia phản ứng hóa học, sodium dễ
A. nhận 1 electron.
B. nhường 1 electron.
C. nhận 2 electron.
D. nhường 2 electron.
Câu 9:
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:
A. ô 18, chu kì 3, nhóm IIA.
B. ô 19, chu kì 4, nhóm IIA.
C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
D. ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
Câu 10:
Anion X- có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X là
A. chlorine.
B. fluorine.
C. sodium.
D. potassium.
Câu 11:
Hydroxide của nguyên tố M có tính base rất mạnh. Biết rằng hydroxide của M tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. Hãy dự đoán nguyên tố M thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
A. IIA.
B. IIIA.
C. VA.
D. IA.
Câu 12:
Oxide cao nhất của nguyên tố X khi tan trong nước tạo dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Biết phần trăm khối lượng của X trong oxide này là 74,19%. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. X là nguyên tố kim loại.
B. Công thức hydroxide cao nhất của X là NaOH.
C. X thuộc nhóm IIA.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X có dạng ns1.
Câu 13:
Cho 4,8 gam kim loại M thuộc nhóm IIA tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Ca.
B. Zn.
C. Mg.
D. Ba.
Câu 14:
A và B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 30. Hai nguyên tố đó là
A. Ca và Mg.
B. K và Rb.
C. Na và K.
D. O và S.
Câu 15:
A và B là hai nguyên tố trong cùng một chu kì và ở hai nhóm liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 15. Hai nguyên tố đó là
A. C và N.
B. N và O.
C. P và S.
D. Na và Mg.