Trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 7 (có đáp án): Nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen) - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 7: Nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen) sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10

Trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 7 (có đáp án): Nguyên tố nhóm VIIA (nhóm halogen) - Cánh diều

Câu 1:

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm

A. IA.

B. IIA.

C. VIA.

D. VIIA.

Xem lời giải »


Câu 2:

Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố halogen?

A. Fluorine.

B. Bromine.

C. Oxygen.

D. Iodine.

Xem lời giải »


Câu 3:

Nguyên tử của các nguyên tố halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng

A. ns2np5.

B. ns2np4.

C. ns2.

D. ns2np6.

Xem lời giải »


Câu 4:

Đi từ fluorien đến iodine, độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. tăng sau đó giảm dần.

D. giảm sau đó tăng dần.

Xem lời giải »


Câu 5:

Đi từ fluorien đến iodine, bán kính nguyên tử của các nguyên tố

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không thay đổi.

D. tăng sau đó giảm dần.

Xem lời giải »


Câu 6:

Ở điều kiện thường, đơn chất halogen tồn tại ở dạng

A. một nguyên tử.

B. phân tử hai nguyên tử.

C. phân tử ba nguyên tử.

D. phân tử bốn nguyên tử.

Xem lời giải »


Câu 7:

Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây tồn tại ở thể lỏng?

A. F2.

B. Cl2.

C. Br2.

D. I2.

Xem lời giải »


Câu 8:

Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu

A. lục nhạt.

B. vàng lục.

C. nâu đỏ.

D. tím đen.

Xem lời giải »


Câu 9:

Đi từ fluorine đến iodine, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen biến đổi như thế nào?

A. Tăng dần.

B. Giảm dần.

C. Không thay đổi.

D. Không xác định được.

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên tử halogen chỉ nhận thêm electron khi phản ứng với các chất khác để tạo liên kết hóa học.

(2) Nhóm halogen có tính phi kim mạnh hơn các nhóm phi kim còn lại trong bảng tuần hoàn.

(3) Hóa trị phổ biến của các halogen là VII.

(4) Khi đơn chất halogen phản ứng với kim loại sẽ tạo hợp chất có liên kết ion.

(5) Khi đơn chất halogen phản ứng với một số phi kim sẽ tạo hợp chất có liên kết cộng hóa trị.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 11:

Phản ứng giữa đơn chất halogen nào sau đây với hydrogen diễn ra mãnh liệt, nổ ngay cả trong bóng tối hoặc ở nhiệt độ thấp?

A. I2.

B. Br2.

C. Cl2.

D. F2.

Xem lời giải »


Câu 12:

Chọn phát biểu đúng.

A. Từ fluorine đến iodine, tính oxi hóa giảm dần.

B. Mức độ phản ứng với hydrogen tăng dần từ fluorine đến iodine.

C. Độ bền nhiệt của các phân tử tăng từ HF đến HI.

D. Phản ứng hydrogen và iodine là phản ứng một chiều, cần đun nóng.

Xem lời giải »


Câu 13:

Dung dịch Br2 có thể phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaF.

B. NaCl.

C. NaBr.

D. NaI.

Xem lời giải »


Câu 14:

Trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa chlorine với dung dịch nào sau đây để tạo ra nước Javel có tính oxi hóa mạnh phục vụ cho mục đích sát khuẩn, vệ sinh gia dụng?

A. NaBr.

B. NaOH.

C. KOH.

D. MgCl2.

Xem lời giải »


Câu 15:

Hiện tượng quan sát được khi cho nước chlorine màu vàng rất nhạt vào dung dịch sodium bromide không màu là

A. Tạo ra dung dịch màu tím đen.

B. Tạo ra dung dịch màu vàng tươi.

C. Thấy có khí thoát ra.

D. Tạo ra dung dịch màu vàng nâu.

Xem lời giải »


Câu 1:

Liên kết trong hợp chất hydrogen halide là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị không cực.

C. liên kết cộng hóa trị có cực.

D. liên kết cho – nhận.

Xem lời giải »


Câu 2:

Từ HF đến HI, xu hướng phân cực

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. tăng sau đó giảm.

D. giảm sau đó tăng.

Xem lời giải »


Câu 3:

Tại sao hydrogen fluoride có nhiệt độ sôi bất thường so với các hydrogen halide khác?

A. Do nguyên tử nguyên tố fluorine có độ âm điện lớn.

B. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn có tương tác van der Waals.

C. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết hydrogen với nhau.

D. Do giữa các phân tử hydrogen fluoride còn tạo liên kết cho – nhận với nhau.

Xem lời giải »


Câu 4:

Từ HF đến HI, tính acid của các dung dịch hydrogen halide biến đổi như thế nào?

A. Giảm dần.

B. Tăng dần.

C. Tăng sau đó giảm dần.

D. Không xác định được.

Xem lời giải »


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì Cl- không thể hiện tính khử.

B. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc thì ion Br- và I- thể hiện tính khử.

C. Khi phản ứng với sulfuric acid đặc, Br- có tính khử yếu hơn I-.

D. Khi tiếp xúc với các chất oxi hóa khác nhau thì tính khử của ion X- thường tăng từ I- đến Cl-.

Xem lời giải »


Câu 6:

Dung dịch nước của chất nào sau đây được sử dụng để khắc các chi tiết lên thủy tinh?

A. HF.

B. HCl.

C. HBr.

D. HI.

Xem lời giải »


Câu 7:

Trước đây, các hợp chất CFC được sử dụng cho các hệ thống làm lạnh. Tuy nhiên hiện nay, người ta sản xuất hydrochlorofluorocarbon (HCFC) thay thế CFC. Nguyên nhân là do

A. sản xuất hợp chất CFC rất tốn kém.

B. hiệu quả sử dụng của HCFC cao hơn CFC trong các hệ thống làm lạnh.

C. CFC dễ gây ngộ độc khi sản xuất.

D. CFC làm phá hủy tầng ozone khi xâm nhập vào khí quyển.

Xem lời giải »


Câu 8:

Một lượng đáng kể hydrogen fluorine được dùng trong sản xuất chất X. Biết X đóng vai trò “chất chảy” trong quá trình sản xuất nhôm (aluminium) từ aluminium oxide. Chất X là

A. sulfur dioxide.

B. chromium trioxide.

C. cryolite.

D. carbon monoxide.

Xem lời giải »


Câu 9:

Dung dịch chất nào sau đây được dùng để trung hòa môi trường base, hoặc thủy phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sắt (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép?

A. H2SO4.

B. HCl.

C. NaOH.

D. NaCl.

Xem lời giải »


Câu 10:

Để phân biệt các dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI, ta dùng

A. dung dịch HCl.

B. quỳ tím.

C. dung dịch BaCl2.

D. dung dịch AgNO3.

Xem lời giải »


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi sử dụng thực phẩm có lượng acid hoặc kiềm cao, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cuộc sống căng thẳng, … sẽ làm thay đổi nồng độ HCl trong dạ dày (bao tử) gây bệnh “đau dạ dày”.

B. Hydrofluoric acid có độc tính cao và tính ăn mòn rất mạnh.

C. Các hydrogen halide khó tan trong nước.

D. Nhiệt độ sôi tăng từ HCl đến HI, đó là do khối lượng phân tử và tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng dần.

Xem lời giải »


Câu 12:

Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế theo phản ứng sau:

4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Trong phản ứng trên, hãy xác định chất khử và chất oxi hóa.

A. HCl là chất khử, MnO2 là chất oxi hóa.

B. MnO2 là chất khử, HCl là chất oxi hóa.

C. HCl vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. MnO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Xem lời giải »


Câu 13:

Cho 5,6 gam kim loại iron vào dung dịch hydrochloric acid, sau phản ứng thu được V lít khí ở đktc. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 5,60.

Xem lời giải »


Câu 14:

Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaF 0,1M và NaCl 0,1M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là

A. 1,435 gam.

B. 2,870 gam.

C. 2,705 gam.

D. 2,118 gam.

Xem lời giải »


Câu 15:

Tính khối lượng calcium fluoride cần dùng để điều chế 2 kg dung dịch hydrofluoric acid 40%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.

A. 1,56 kg.

B. 1,95 kg.

C. 2,01 kg.

D. 2,18 kg.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều có đáp án hay khác: