Trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 5 (có đáp án): Năng lượng hóa học - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 5: Năng lượng hóa học sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10

Trắc nghiệm Hóa học 10 Chủ đề 5 (có đáp án): Năng lượng hóa học - Cánh diều

Câu 1:

Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là

A. phản ứng thu nhiệt.

B. phản ứng tỏa nhiệt.

C. phản ứng oxi hóa – khử.

D. phản ứng phân hủy.

Xem lời giải »


Câu 2:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng đốt cháy nhiên liệu.

B. Phản ứng tạo gỉ sắt.

C. Phản ứng trong lò nung vôi.

D. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể.

Xem lời giải »


Câu 3:

Phản ứng xảy ra khi pin được sử dụng trong điện thoại, máy tính, … giải phóng năng lượng dưới dạng

A. nhiệt năng.

B. điện năng.

C. cơ năng.

D. hóa năng.

Xem lời giải »


Câu 4:

Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với

A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).

B. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).

C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).

D. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC).

Xem lời giải »


Câu 5:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là phản ứng thu nhiệt.

B. Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thu năng lượng.

C. Với cùng một phản ứng, ở điều kiện khác nhau về nhiệt độ, áp suất thì lượng nhiệt kèm theo như nhau.

D. Phản ứng trong lò nung clinker xi măng là phản ứng thu nhiệt.

Xem lời giải »


Câu 6:

Enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) của một chất, kí hiệu là DfH298o, là lượng nhiệt kèm theo của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở dạng bền nhất trong điều kiện chuẩn. Khi phản ứng tỏa nhiệt thì

A. DfH298o< 0.

B. 0 < DfH298o < 100.
C. DfH298o > 0.
D. -100 < DfH298o < 0.

Xem lời giải »


Câu 7:

Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền bằng

A. +1 kJ mol-1.

B. -1 kJ mol-1.

C. +2 kJ mol-1.

D. 0 kJ mol-1.

Xem lời giải »


Câu 8:

Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,48 kJ nhiệt lượng cho quá trình 0,5 mol H2(g) phản ứng với 0,5 mol I2(s) để thu được 1 mol HI(g). Như vậy, enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là

A. 26,48 kJ mol-1.

B. –26,48 kJ mol-1.

C. 13,24 kJ mol-1.

D. –13,24 kJ mol-1.

Xem lời giải »


Câu 9:

Ở điều kiện chuẩn, phản ứng của 2 mol Na (thể rắn) với \[\frac{1}{2}\] mol O2 (thể khí) thu được 1 mol Na2O (thể rắn) giải phóng 417,98 kJ mol-1. Phản ứng trên được biểu diễn như sau:

A. 2Na(s) + \[\frac{1}{2}\]O2(g) Na2O(s) f\[H_{298}^o\]= 417,98 kJ mol-1

B. 2Na(s) + \[\frac{1}{2}\]O2(g) Na2O(s) f\[H_{298}^o\]= –417,98 kJ mol-1

C. 4Na(s) + O2(g) 2Na2O(s) f\[H_{298}^o\]= –417,98 kJ mol-1

D. 4Na(s) + O2(g) 2Na2O(s) f\[H_{298}^o\]= 417,98 kJ mol-1

Xem lời giải »


Câu 10:

Cho phản ứng: \[\frac{1}{2}\]N2(g) + \[\frac{3}{2}\]H2(g) NH3(g). Biết enthalpy tạo thành chuẩn của NH3 là –45,9 kJ mol-1. Để thu được 2 mol NH3 ở cùng điều kiện phản ứng thì

A. lượng nhiệt tỏa ra là –45,9 kJ.

B. lượng nhiệt thu vào là 45,9 kJ.

C. lượng nhiệt tỏa ra là 91,8 kJ.

D. lượng nhiệt thu vào là 91,8 kJ.

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho phản ứng: H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g). Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol H2 phản ứng hết sẽ tỏa ra -184,6 kJ. Tính enthalpy tạo thành chuẩn của HCl(g).

A. 92,3 kJ mol-1.

B. –92,3 kJ mol-1.

C. 184,6 kJ mol-1.

D. –184,6 kJ mol-1.

Xem lời giải »


Câu 12:

Phản ứng đốt cháy methane (CH4) như sau:

CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) r\[H_{298}^o\]= -890,36 kJ

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng tỏa rất nhiều nhiệt.

B. Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4, sản phẩm là CO2(g) và H2O(l) thì sẽ giải phóng một nhiệt lượng là 890,36 kJ.

C. Cũng phản ứng này, nếu nước ở thể hơi thì giá trị r\[H_{298}^o\]không thay đổi.

D. r\[H_{298}^o\]chính là nhiệt tỏa ra kèm theo phản ứng đốt cháy methane ở điều kiện chuẩn.

Xem lời giải »


Câu 13:

Cho phản ứng nhiệt phân CaCO3 là phản ứng thu nhiệt:

CaCO3(s) CaO(s) + CO2(s) r\[H_{298}^o\]= 178,29 kJ

Để thu được 1 mol CaO(s), cần phải cung cấp nhiệt lượng là bao nhiêu để chuyển 1 mol CaCO3(s) thành CaO (s)?

A. 358,58 kJ.

B. –358,58 kJ.

C. –178,29 kJ.

D. 178,29 kJ.

Xem lời giải »


Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol C2H2 ở điều kiện chuẩn, thu được CO2(g) và H2O(l), giải phóng 1299,48 kJ. Tính lượng nhiệt giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 2 gam C2H2 ở điều kiện chuẩn.

A. 99,46 kJ.

B. 49,98 kJ.

C. 120,36 kJ.

D. 142,65 kJ.

Xem lời giải »


Câu 15:

Cho các phản ứng sau xảy ra ở điều kiện chuẩn:

CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) r\[H_{298}^o\]= -890,36 kJ

CaCO3(s) CaO(s) + CO2(s) r\[H_{298}^o\]= 178,29 kJ

Ở điều kiện tiêu chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 2 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.

A. 0,9 gam.

B. 1,8 gam.

C. 3,2 gam.

D. 6,4 gam.

Xem lời giải »


Câu 1:

Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm?

A. Phản ứng tỏa nhiệt.

B. Phản ứng thu nhiệt.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.

D. Phản ứng phân hủy.

Xem lời giải »


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Biến thiên enthalpy càng âm, phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt.

B. Biến thiên enthalpy càng dương, phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt.

C. Với phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.

D. Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(k) 2HCl r\[H_{298}^o\]= -184,6 kJ. Phản ứng trên là

A. phản ứng thu nhiệt.

B. phản ứng tỏa nhiệt.

C. phản ứng thế.

D. phản ứng phân hủy.

Xem lời giải »


Câu 4:

Cho các phản ứng sau:

(1) C(s) + O2(g) CO2(g) r\[H_{298}^o\]= -393,5 kJ

(2) 2Al(s) + \[\frac{3}{2}\]O2(g) Al2O3(s) r\[H_{298}^o\]= -1675,7 kJ

(3) CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) r\[H_{298}^o\]= -890,36 kJ

(4) C2H2(g) + \[\frac{5}{2}\]O2(g) 2CO2(g) + H2O (l) r\[H_{298}^o\]= -1299,58 kJ

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất?

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Xem lời giải »


Câu 5:

Người ta sử dụng chất nào trong đèn xì hàn, cắt kim loại?

A. CH4.

B. C2H2.

C. C2H4.

D. C2H6.

Xem lời giải »


Câu 6:

Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?

A. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

B. Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.

C. Để rút ngắn thời gian nung vôi.

D. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.

Xem lời giải »


Câu 7:

Phản ứng nào sau đây cần phải khơi mào?

A. Phản ứng tạo gỉ sắt.

B. Phản ứng tạo gỉ đồng.

C. Phản ứng nổ.

D. Phản ứng trung hòa acid – base.

Xem lời giải »


Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(1) Hầu hết các phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt đều cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt nóng …).

(2) Khi đốt cháy tờ giấy hay đốt lò than, ta cần thực hiện giai đoạn khơi mào như đun hoặc đốt nóng.

(3) Một số phản ứng thu nhiệt diễn ra bằng cách lấy nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi.

(4) Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng tỏa nhiệt cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem lời giải »


Câu 9:

Cho phản ứng: CH4(g) + H2O(l) CO2(g) + 3H2(g) r\[H_{298}^o\]= 250 kJ.

Ở điều kiện chuẩn, để thu được 2 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu?

A. 250 kJ.

B. 83,33 kJ.

C. 125 kJ.

D. 50 kJ.

Xem lời giải »


Câu 10:

Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra

A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt.

B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt.

C. thuận lợi hơn khi càng tỏa nhiều nhiệt.

D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt.

Xem lời giải »


Câu 11:

Cho phản ứng sau: CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) có r\[H_{298}^o\]= 178,29 kJ. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ.

B. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng diễn ra thuận lợi.

D. Phản ứng diễn ra không thuận lợi.

Xem lời giải »


Câu 12:

Cho các phản ứng sau:

(1) 2Na(s) + \[\frac{1}{2}\]O2(g) Na2O(s) r\[H_{298}^o\]= -417,98 kJ

(2) \[\frac{1}{2}\]H2(g) + \[\frac{1}{2}\]I2(r) HI(g) r\[H_{298}^o\]= 26,48 kJ

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng (2) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (1).

B. Phản ứng (1) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (2).

C. Phản ứng (1) và (2) mức độ diễn ra thuận lợi như nhau.

D. Không xác định được phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn.

Xem lời giải »


Câu 13:

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:

NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l)

Biết: f\[H_{298}^o\](NaHCO3) = -950,8 kJ mol-1; f\[H_{298}^o\](Na2CO3) = -1130,7 kJ mol-1;

f\[H_{298}^o\](CO2) = -393,5 kJ mol-1; f\[H_{298}^o\](H2O) = -285,8 kJ mol-1.

A. -102,8 kJ.

B. 102,8 kJ.

C. 91,6 kJ.

D. -91,6 kJ.

Xem lời giải »


Câu 14:

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol ethane (C2H6).

C2H6(g) + \[\frac{7}{2}\]O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(l)

Biết: f\[H_{298}^o\](C2H6) = -84,0 kJ mol-1; f\[H_{298}^o\](CO2) = -393,5 kJ mol-1;

f\[H_{298}^o\](H2O) = -285,8 kJ mol-1.

A. 256,8 kJ.

B. -256,8 kJ.

C. -1560,4 kJ.

D. 1560,4 kJ.

Xem lời giải »


Câu 15:

Dựa vào năng lượng liên kết, tính r\[H_{298}^o\]của phản ứng sau:

F2(g) + H2O(g) 2HF(g) + \[\frac{1}{2}\]O2(g)

Biết năng lượng liên kết: EF-F = 159 kJ mol-1; EO-H = 464 kJ mol-1; EH-F = 565 kJ mol-1;

\[{E_O}_2 = 498\]kJ mol-1.

A. -114kJ.

B. 114kJ.

C. 180 kJ.

D. -180kJ.

Xem lời giải »


Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều có đáp án hay khác: