Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9: Vật liệu polymer - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 15 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9: Vật liệu polymer có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Cánh diều sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện Trắc nghiệm Hóa học 12 Hóa 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9: Vật liệu polymer - Cánh diều
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án trả lời.
Câu 1: Tơ sợi nào sau đây thuộc loại tơ tự nhiên?
A. Sợi bông.
B. Nitron.
C. Nylon-6,6.
D. Cellulose acetate.
Câu 2: Polypropylene là chất dẻo được sử dụng phổ biến thứ 2 sau polyethylene. Trùng hợp chất nào sau đây thu được polypropylene?
A. CH2=CH–Cl.
B. CH2=CH2.
C. CH2=CH–C6H5.
D. CH2=CH–CH3.
Câu 3: Trùng hợp monomer CH2=CH–Cl thu được chất dẻo nào sau đây?
A. PE.
B. PP.
C. PVC.
D. PS.
Câu 4: Cao su lưu hóa thu được khi cho cao su tác dụng với chất nào sau đây?
A. Lưu huỳnh.
B. Na2SO3.
C. Na2SO4.
D. Styrene.
Câu 5: Trùng hợp chất nào sau đây thu được polyacrylonitrile dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH2=CH–Cl.
B. CH2=CH–CN.
C. CH2=CH2.
D. CH2=CH–CH3.
Câu 6: Cho các chất sau: CH2=CHCl; CH2=CHCH3; CH2=CH–CH=CH2; H2N[CH2]5COOH. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 7: Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,... thường được in kí hiệu như hình bên. Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?
A. CH2=CH2.
B. CH2=CHCH3.
C. CH2=CHC6H5.
D. CH2=CHCl.
Câu 8: Polymer nào sau đây không thuộc loại chất dẻo?
A. Poly(methyl methacrylate).
B. Poly(vinyl chloride).
C. Polystyrene.
D. Polybuta-1,3-diene.
Câu 9: Cao su buna-S (hay còn gọi là cao su SBR) là loại cao su tổng hợp được sử dụng rất phổ biến, ước tính 50% lốp xe được làm từ SBR. Thực hiện phản ứng trùng hợp các chất nào dưới đây thu được sản phẩm là cao su buna-S?
A. CH2=CHCH=CH2 và C6H5CH=CH2.
B. CH2=CHCH=CH2 và sulfur.
C. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCl.
D. CH2=CHCH=CH2 và CH2=CHCN.
Câu 10. Cho các phát biểu về polymer như sau:
a. Polymer là các hợp chất có phân tử khối lớn, phân tử gồm nhiều mắt xích tạo nên.
b. Theo nguồn gốc, các polymer được chia thành polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp.
c. Polymer tổng hợp được điều chế bằng phản ứng trùng hợp (như PE) hoặc trùng ngưng (như nylon-6,6).
d. Phản ứng depolymer hoá là phản ứng phân huỷ polymer để tạo ra monomer ban đầu.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a, b, c, d mỗi câu, hãy chọn đúng hoặc sai.
Câu 11. Cho các phát biểu về polymer và vật liệu polymer như sau:
a) Các polymer nhiệt dẻo đều có thể tái chế do chúng bị nóng chảy ở nhiệt độ cao.
b) Các polymer có mạch không phân nhánh đều có thể dùng làm tơ.
c) Cao su lưu hoá có cấu trúc mạng lưới không gian.
d) Vật liệu nền đảm bảo cho composite có đặc tính cơ học cần thiết.
Câu 12. Cho các phát biểu về polymer và vật liệu polymer như sau:
a) Chất dẻo dễ bị biến dạng ở nhiệt độ cao.
b) Tơ polyamide thuộc loại tơ bán tổng hợp.
c) Cao su là những vật liệu polymer bị biến dạng dưới tác dụng của lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.
d) Vật liệu composite thường gồm hai thành phần chính là vật liệu cốt và vật liệu nền.
Phần III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn
Câu 13: Cho các polymer sau: nhựa PVC; thuỷ tinh hữu cơ; tơ nylon-6,6; tơ lapsan; tơ capron; nhựa PE; tơ visco. Trong các polymer đã cho có bao nhiêu polymer được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer tương ứng?
Câu 14: Cellulose triacetate được điều chế từ cellulose và acetic anhydride. Khối lượng cellulose triacetate tạo thành từ 1 tấn cellulose nếu hiệu suất của quá trình điều chế là 67% là bao nhiêu tấn (Làm tròn đến hàng phần trăm)?
Câu 15: Để điều chế cao su buna người ta thực hiện theo sơ đồ biến hóa sau:
Khối lượng ethane cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên là bao nhiêu kg?