Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 4 (có đáp án): Đo nhiệt độ - Cánh diều
Khoa học tự nhiên lớp 6 Trắc nghiệm Bài 4: Đo nhiệt độ - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo nhiệt độ có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.
Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo nhiệt độ?
A. 0C
B. 0F
C. K
D. Cả 3 phương án trên
Trả lời
A – Đơn vị của thang nhiệt độ Xen – xi - ớt
B – Đơn vị của thang nhiệt độ Fa – ren – hai
C – Đơn vị của thang nhiệt độ Ken - vin
Chọn đáp án D
Câu 2: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đo nhiệt độ?
A. Nhiệt kế
B. Tốc kế
C. Cân
D. Cốc đong
Trả lời
A - Dụng cụ đo nhiệt độ
B - Dụng cụ đo vận tốc
C - Dụng cụ đo khối lượng
D - Dụng cụ đo thể tích
Chọn đáp án A
Câu 3: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo nhiệt độ sôi của nước?
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế y tế
C. Nhiệt kế thủy ngân
D. Nhiệt kế đổi màu
Trả lời
Nhiệt độ sôi của nước là 1000C.
A – Nhiệt kế rượu đo được nhiệt độ từ - 200C đến 500C thường dùng để đo nhiệt độ khí quyển.
B – Nhiệt kế y tế đo được nhiệt độ từ 350C đến 420C dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
C – Nhiệt kế thủy ngân đo được nhiệt độ từ 00C đến 2000C thường dùng để đo nhiệt độ trong phòng thí nghiệm.
D – Nhiệt kế đổi màu thường được dùng trong y tế thay cho nhiệt kế y tế. Chỉ cần dán một băng giấy nhỏ có phủ một lớp chất đổi màu theo nhiệt độ lên trán người bệnh là có thể biết được nhiệt độ cơ thể.
Chọn đáp án C
Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Fa – ren – hai?
A. t0C = (t + 273) 0K
B. t0F = (t(0C) x 1,8) + 32
C. T(K) = (T - 273)0C
D.
Trả lời
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – ớt sang nhiệt giai Fahrenheit là:
t0F = (t(0C) x 1,8) + 32
Chọn đáp án B
Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Ken - vin?
A. T(K) = t(0C) + 273
B. t0C = (t - 273)0K
C. t0C = (t + 32)0K
D. t0C = (t.1,8)0F + 320F
Trả lời
Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – ớt sang nhiệt giai Ken – vin là
T(K) = t(0C) + 273
Chọn đáp án A
Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
D. A hoặc B
Trả lời
Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Chọn đáp án C
Câu 7: Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?
A. 1000C
B. 273K
C. 2120F
D. 320F
Trả lời
Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là 2120F
A – Nhiệt độ sôi của nước ở thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.
B – Nhiệt độ nước đá đang tan ở thang nhiệt độ Ken – vin.
D – Nhiệt độ nước đá đang tan ở thang nhiệt độ Fa – ren – hai.
Chọn đáp án C
Câu 8: Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
A. 0K
B. 273K
C. 00C
D. 320F
Trả lời
Trong thang nhiệt độ Ken – vin nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K.
Chọn đáp án B
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?
A. Khoảng 1000C tương ứng với khoảng 1800F.
B. 10C tương ứng với 33,80F
C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K
D. Cả 3 phương án trên
Trả lời
A – Đúng
B – Đúng
C - Đúng
Chọn đáp án D
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?
A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
B. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
C. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.
Trả lời
A – Đúng
B – Đúng
C – Sai, Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 320F.
D - Đúng
Chọn đáp án C