Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
1. Chuẩn bị
- Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn)
- Dụng cụ: kính lúp, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dây,… (có thể đưa thêm các dụng cụ phù hợp với địa điểm quan sát)
- Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật
- Sổ ghi chép, bút chì, tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân,…
- Chia nhóm thực hành (tùy vào địa điểm nghiên cứu).
2. Cách tiến hành
Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên
Quan sát bằng mắt thường
- Lựa chọn các nhóm sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên dễ quan sát. Đại diện thực vật: rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín; đại diện động vật: động vật không xương sống, động vật có xương sống
Quan sát bằng kính lúp
- Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết sinh vật cỡ nhỏ như: nhóm rêu và quan sát các cơ quan, bộ phận như: rễ, thân, lá, hình thái ngoài của động vật,…
Chụp ảnh
- Sử dụng máy ảnh để chụp ảnh sinh vật, ngoài thiên nhiên làm bộ sưu tập ảnh các loài sinh vật.
Ghi chép
- Ghi chép lại các thông tin cần thiết như: đại điểm, thời điểm bắt gặp, hình dạng, kích thước, số lượng các loài đo đếm được ở vùng nghiên cứu, môi trường sống,…
- Dán nhãn và ghi thông tin: Tên cây/tên con vật, nơi sống, ngày phân loại,…
Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên
- Bước 1: Phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật
- Bước 2: Xác định tên các đại diện các nhóm sinh vật
- Bước 3: Làm bộ sưu tập ảnh thực vật, động vật không xương sống, động vật có xương sống
Tìm hiểu vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên
- Bước 1: Lập sơ đồ vai trò của sinh vật ngoài thiên nhiên: điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn, làm thuốc, làm đồ dùng, đồ trang trí,…
- Bước 2: Đưa ảnh các sinh vật vào đúng vai trò theo sơ đồ đã thiết kế
Phân loại một số nhóm sinh vật theo khóa lưỡng phân
- Bước 1: Lập sơ đồ khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật, các nhóm động vật không xương sống, các nhóm động vật có xương sống
- Bước 2: Đưa ảnh các nhóm sinh vật vào đúng tên nhóm theo sơ đồ khóa lưỡng phân đã lập
Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Hoàn thành báo cáo theo mẫu