Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9: Lực - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 9: Lực - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 9: Lực hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực | Chân trời sáng tạo
1. Lực
- Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F.
Người tác dụng lực kéo lên thùng hàng
Người tác dụng lực đẩy lên ô tô.
- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.
Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. - Độ lớn của lực kéo bằng 50 N. |
Cậu bé tác dụng lực kéo lên cánh cung. - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. - Độ lớn của lực kéo bằng 20 N. |
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo
1. Sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động
Chúng ta thường quan sát được sự biến đổi chuyển động (thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động) của các vật như sau:
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại.
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.
Ví dụ:
Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.
Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.
Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.
Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.
Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.