X

Lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian - Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian - Chân trời sáng tạo

Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Đo thời gian hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian

- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.

+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác: giờ (hour: h), phút (minute: min), ngày, tuần, tháng…

1 giờ = 60 phút = 3600 giây

1 ngày = 24 giờ = 1440 phút = 86400 giây

1 tuần = 7 ngày = 168 giờ = 10080 phút = 604800 giây.

- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: Đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, đồng hồ cát…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

Đồng hồ đeo tay


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

Đồng hồ treo tường

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

Đồng hồ để bàn

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

Đồng hồ điện tử


Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạoLý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 6: Đo thời gian | Chân trời sáng tạo

Đồng hồ bấm giây Đồng hồ cát

2. Thực hành đo thời gian

Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo.

Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.


Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay khác: